Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Đổi mới vòng hai- theo dân theo nước

         Con số 12 là số thiêng, là vòng quay một giáp. Số 12 là tận cùng một chu kỳ, mà cũng là mở đầu một chu kỳ mới. Đại hội 12 của đảng cộng sản VN cũng có ý nghĩa như thế. Nó nên là sự chấm dứt một chu kỳ cũ, cái “bỉ, lận” (xấu) đã tột cùng, cái hanh thông, vận hội mới đã xuất hiện. 

         Có quyết tâm đi cùng với Việt, nghĩa là vượt lên, siêu việt, tiến vào một thời kỳ mới để chấn hưng Đất Nước trong thế kỷ XXI, hay để bị nhân dân đào thải. Đó là vấn đề đang đặt ra cho đảng CSVN ở đại hội này.

       Nếu thực tâm vì dân, vì nước hẳn những người cộng sản cũng dễ dàng nhận ra rằng lúc Dân tộc trao vào tay lãnh đạo của đảng, thì dân tộc ta đang sánh vai với các nước lân bang trong khu vực, nên mới có cái mơ ước sánh vai với năm châu. Ngày nay, mọi người có chút hiểu biết đều nhận ra rằng, càng đổi mới theo tư tưởng và mô hình Xô viết, càng toàn trị, đất nước càng tụt hậu ngày càng xa hơn so với những nước mà trước đây, ta cùng họ xếp ngang một trình độ. Giờ đây không thể sánh vai, mà thật sự chỉ còn là sánh vế.
Có bốn sự thật cần có tư duy mới, không ngụy luận, dám tìm nguyên nhân từ những vấn đề cốt lõi, đi đến tận cùng kỳ lý, không dừng lại bề ngoài để tự ru mình và ru người khác, may ra mới tỉnh mộng, mới thấy được đâu là lẽ đúng sai.

    1. Ngót cả thế kỷ vẫn duy trì một mô hình thể chế chính trị mà càng cải cách càng “hành dân”, thủ tục càng rườm rà, nhiều điều phi lý. Một mô hình mà hệ tư duy là duy vật máy móc, lý tưởng và mục tiêu là ảo tưởng, duy ý chí, tinh thần là sao chép vọng ngoại, triết lý đầy những mâu thuẫn lô gich… Còn về thân xác vật chất, tức nguồn nhân lực, là nhân cách con người thì đầy những lỗ hổng trí tuệ và phẩm chất đạo đức. Một thiết chế chính trị không làm nền được cho phát triển bền vững, không biết tiếp nhận năng lượng mới của nhân loại, không đủ sức nhạy cảm để tim ra nguyên nhân của lạc hậu trì trệ, không nâng được trên vai trách nhiệm của mình để tôn vinh nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển trí sáng tạo, nghe theo luận điểm của Lenin một cách mù quáng, chuyên chính vô sản là bà đỡ của chế độ mới, ĐCSVN, thực sự làm luôn “bà đẻ”. Nên do tiên thiên bất túc mà sinh quái thai, dị tật, có muốn cải tạo, hoàn thiện cũng không thể được!.
Có một câu hỏi vừa khôi hài vừa cay đắng là cớ sao những nhà cầm quyền đi nước ngoài vẫn van xin thiên hạ công nhận cho VN cơ chế thị trường đầy đủ lại không xin nhân dân, không tạo mọi điều để cho nhân dân tự mình làm ra kinh tế thị trường thật sự và đầy đủ?! Nguyên một cái quyền sở hữu, trong đó có sở hữu đất đai, vốn là một trong những điều kiện cơ bản của kinh tế thị trường cũng đánh tráo khái niệm để tước mất cái cơ sở quan trọng để có thị trường. Một thể chế chính trị đã xây dựng nên những quan hệ xã hội ở mọi lĩnh vực đầy khuyết tật, lạc hậu, phản tiến hóa, đã làm cho đất nước ngày một tụt hậu xa so với khu vực, đang hủy hoại môi trường, làm băng hoại xã hội, con người… không thể không cải cách, chấn hưng, làm lại.
Có một điều thật là kỳ quái. Đó là con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội:
Chính Karl Marx và Engels vào cuối đời đã phủ định nó. Lenin lại phục dựng trên cơ sở xuyên tạc lý thuyết của Marx để tổ chức Đảng Cộng sản Liên xô, xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô viết, cuối cùng phá sản vào năm 1991. Ở Việt Nam khi càng hô khẩu hiệu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, thì Đất nước ngày càng kiệt quệ, bi đát! Đổi mới, rồi chỉ coi là định hướng. Nay thì chính Tổng bí thư của đảng đã phải thú nhận “trăm năm nữa biết có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không”.
Cần chú ý hai chữ hoàn thiện. Hoàn nghĩa là đầy đủ, hoàn chỉnh, tròn đầy, đối lập với hoàn là què quặc, phiến diện, thiếu sót, nửa vời, chẵng đâu vào đâu. Còn thiện là tốt đẹp, giỏi giang, lành mạnh, đối lập là xấu xa, tàn ác, không thiện. Như thế là cái XHCN ở VN hôm nay là không thể hoàn thiện, nó chỉ là cái méo mó, cái nửa vời, què quặc, nó bất thiện nghĩa là ác, không tốt đẹp gì. Điều kỳ quái là đã nói ra như thế, mà vẫn cứ ép cái Quốc hội thông qua một Hiến pháp, ghi rõ là Hiến pháp tiến lên chủ nghĩa xã hội!.

    2. Ngót 50 năm không xây dựng cho dân tộc một nền kinh tế tự chủ, tự cường với những điều kiện ban đầu rất thuận lợi. Ngót nửa thế kỷ vẫn không xong cơ sở hạ tầng, vẫn cứ còn loay hoay với sửa đổi luật pháp, một hệ thống luật pháp làm nền cho đất nước phát triển như thiên hạ đã làm được, hiện thời xã hội ta cũng chưa có. Chúng ta duy trì mãi những quan niệm kinh tế vừa lạc hậu vừa phản tiến hóa. Ra sức duy trì một nền kinh tế yếu kém, chi phí cao, mà năng suất, hiệu quả thấp, luôn trong cảnh gia công, lệ thuộc… Không phải vì năng lực quản lý yếu kém, mà chính là vì không lấy dân làm gốc, mà thật sự là lấy một lý thuyết lạc hậu để duy trì phe đảng, nhóm lợi ích. Phải biết xấu hổ, khi Hàn Quốc, một thời trình độ như ta, họ chỉ trong vòng non nửa thế kỷ đã bỏ xa ta đến hàng chục lần. Lỗi không phải ở dân, mà ở đảng cầm quyền đã duy trì quá lâu một mô hình kinh tế lầm lỗi. Ngay cả khi Tổng bí thư Trường Chinh tuyên bố đổi mới tư duy kinh tế thì cũng chỉ là nửa vời. Giờ đây cả hai giai cấp Công, Nông là số đông của dân tộc, mà đảng CS coi là nền tảng của mình… đều có cuộc sống rất thảm thương. Nói như Karl Marx lúc cuối đời, thì họ “…sau một hồi tự do, hưng phấn cách mạng, làm công dân của một nhà nước kiểu mới, liền tỉnh ngộ ra, thấy mình chỉ là nô lệ, là con rối, là con mồi của những tham vọng mới” (dẫn theo Marx Sa Vie Et Son Oeuvre của Jean Elleinstein). Đây là dự báo hoàn toàn chính xác của Marx về thân phận công nông trong các chế độ cộng sản sau khi đã làm “cách mạng” thành công.  Việt Nam cũng không là ngoại lệ.

    3. Nửa thế kỷ là thời gian của ba thế hệ, nhưng VN chúng ta cũng không có nổi một đội ngũ cán bộ, công chức đúng nghĩa, đúng tầm. Họ đang là một số đông phình to vượt cả yêu cầu, tham nhũng phổ biến (cái gì cũng ăn), ngồi chơi xơi nước, hành dân là chính. Về nguyên tắc, họ phải trở thành nhóm tinh hoa của xã hội, có trí, có tâm, có đức, (cái đức lớn của họ là phục vụ nhân dân, phụng sự đất nước, chứ không phải ngu trung hoặc trở nên hèn mọn giá áo túi cơm), có lối sống văn hóa, lành mạnh… đủ sức cầm trịch, áp đặt một cuộc chơi mới nhằm chấn hưng và phát triển dân tộc trong thế kỷ mới. Họ đang là tội nhân, là nạn nhân. Lỗi lầm chính là ở đường lối của đảng cầm quyền đã biến họ thành lực lượng tiêu cực, có sức phá hoại, cài số lùi nghiêm trọng.

    4. Xã hội ta bề ngoài có chút phát triển. Nhưng bên trong đầy ung nhọt nguy hiểm. Nhìn ở bất cứ lĩnh vực nào cũng thấy có rối loạn cục bộ (trouble partielle). Chính những rối loạn cục bộ đó đã dẫn đến trạng thái khủng hoảng toàn thể, như đã chứng kiến. Có thể mượn cách nói của Mác: sự hình thành nhân cách cá nhân, là tiền đề, là cơ sở để hình thành nhân cách mới của dân tộc. Ông Trọng có lần nói phải bứt phá về lý luận. Đúng thế. Phải bứt phá để thoát vượt khỏi trạng thái triền miên và phổ biến cảnh tượng rối loạn cục bộ khắp nơi như hiện nay.
Lãnh đạo nghĩa là dẫn dắt chứ không phải ăn trên ngồi trốc, làm quan phát tài. Lỗi lầm lớn cũng chính là làm biến dạng nhân cách con người và nhân cách dân tộc.
Lãnh đạo thì phải ưu tiên về tính chiến lược vĩ mô, và khi đã thấy xuất hiện vô vàn những rối loạn cục bộ thì vấn đề là phải tìm cho ra gốc rễ của hiện tượng. Đây là lúc cần suy tính nhiều nước cờ chứ không thể chỉ tính nước cờ trước mắt. Nhà chuyên gia tầm cỡ quốc tế về “Chiến lược điều hành” là Lloyd Bruce (Anh quốc) khẳng định: “Nếu không hiểu minh triết và biết dùng minh triết, các nhà lãnh đạo sẽ trả giá đắt cho sự vô minh của mình”. Hãy xóa bỏ u mê lầm lỗi, quẳng đao đi thì thành Phật. Minh triết Việt, phối hợp với kiến thức và kinh nghiệm tốt đẹp của nhân loại tiên tiến sẽ là dấu chỉ tin cậy để chỉ ra con đường phục hưng dân tộc trong thế kỷ mới. Tôi viết những dòng này để tặng những người còn có lương tri trong ĐCSVN nhân Hội nghị TW8. Nay cho in lại để gởi BCH TW, Chính phủ và Quốc hội, đồng thời xin gởi đến 4 anh: Sang, Trọng, Hùng Dũng và toàn thể đảng viên, đoàn viên thanh niên để góp vào sự chuẩn bị ĐH 12.
 
Nguyễn Khắc Mai

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Bình luận tiểu thuyết Lũ của Nguyễn Trung

LŨ-Hét Lên Một Tiếng Lạnh Cả Trời.
Nguyên Hiệp.

Lũ là tiểu thuyết tiếp nối Dòng Đời (Nguyễn Trung-NXB Văn Ngệ )Dòng Đời
mô tả một nhóm gia tộc ở cả hai miền Nam-Bắc, thăng trầm, bi hùng
theo thời cuộc suốt lich sử thế kỷ 20 của Việt Nam. Nối theo là Lũ, nhũng
hậu duệ của nhóm gia tộc ấy đã sống cùng biến cố thời cuộc của đầu tk
21.
Tác giả Nguyễn Trung từng là nhà ngoại giao, trợ lý của Bộ trưởng
NGuyễn Cơ Thạch,rồi là thành viên Ban Cố vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt
và Phan Văn Khải, một nhà lý luận thời thượng.
Chúng tôi giớ thiệu bài bình luận về Lũ đặc biệt về chương kết, chương
26 của Nguyên Hiệp.
Nếu Dòng Đời là số phận nổi trôi theo thời cuộc của mấy gia đình,kẻ “bên ni”, người “bê tê”, như trong một bài hát kháng chiến của Phạm Duy,họ tự nguyện gia nhập Dòng Đời vừa  có ý thức,vừa vô thức,thì “Lũ”là nhóm gia tộc ấy và hậu duệ,những người tiếp tục sinh ra, theo dòng đời và cùng với Dòng Đời,được và bị xô đẩy vào một không thời gian mới của đầu thế kỹ 21.
Trong quy luật của tự nhiên, Lũ là một dòng nước dâng trào, cuộn xoáy,nó làm đảo diên mọi vật trong dòng nó đi qua,quăng quật mọi vật cản,làm bật những gốc rễ của cả những cổ thụ bị đào bới, xói mòn vì tham
lam, vô minh,hay vì những tham vọng gian hùng và ngu xuẫn.Nó tạo ra một vùng xoáy,cuốn phăng những rác rều, thối mục,và nó cũng đưa lên bề mặt một thứ bọt bèo trôi dạt chứa đủ hình thù quái dị,đủ mọi thứ bẩn thỉu,mà
chúng sẽ chỉ tan đi khi cơn lũ lắng xuống.Lũ cũng cuộn xoáy, làm điên đảo, biến dạng một vùng sinh thái để làm lộ ra một cảnh quan mới,những mô đá nhô cao, cứng cõi, ngạo nghễ,những bãi phù sa màu mỡ mới.
 Cái cơn LŨ của “Dòng đời” này rồi cũng mô phỏng tư nhiên,mà nó sẽ cũng có đủ thứ những trạng thái như kể trên.Những cơn lũ của tự nhiên thì có đủ nguyên nhân và yếu tố của “thiên-địa-nhân”.Còn cơn lũ của xã hội thì ngược lại,bao giờ yếu tố và nguyên nhân của con người cũng ở hàng đầu,rồi sau đó mới có nguyên nhân và yếu tố của thiên hay địa.( thiên, là cơ trời,là quy luật khách quan,địa, chính là cái không gian địa lý, chính trị, xã hội của một đất nước.) Vì thế lũ xã hội sẽ không bao giờ giống nhau,mà có thể bắt chước làm hoa hồng, hay hoa nhài,làm nhung hay làm thép…
Tôi chợt nghĩ tới những cơn hồng thủy và đại hồng thủy.Mấy vạn năm trước. đại hồng thủy đã xuất hiện nơi mãnh đất này.Khi nước rút người “Việt” đã rời khỏi hang động, họ đi tìm những vùng đất màu mỡ phù sa,họ lợi dụng được kết quả trời ban thưởng để định cư ở đó và dần sáng tạo nên nền văn hóa nông nghiệp, lúa nước…
Trong vòng xoáy của cơn lũ xã hội, bao giờ nó cũng làm nổi lên bề mặt nhũng vấn đề của xã hội và một lớp người.Cái lớp phù sa màu mỡ nào sẽ còn lại để rồi sẽ mọc lên đó cái “culture”mới,cái văn hóa mới.?Cái cơn lũ mới này, theo Nguyễn Trung, nó đang đến.Và tôi đọc được trong “cơn lũ” này,Nguyễn Trung gieo một niềm hy vọng,rác rều sẽ bị cuốn trôi vùi dập để làm một thứ phân bón mới,một lớp phù sa mới, tựa như một tầng văn hóa mới, trên đó sẽ mượt mà những sắc biếc của cuộc đời.
Nguyễn Trung bảo tôi, anh đọc và cho tôi nhận xét, đặc biệt là đối với chương 26, chương kết của tiểu thuyết.
Tôi nghĩ “Lũ” chưa lên đén đỉnh điểm.Nhưng nó cũng đưa lên trên bề mặt của “Dòng Đời” nhũng vấn đề của Đất Nước.Nó cũng đã đưa lên bền mặt của xã hội, những gương mặt,hay nói cho đúng hơn là điển hình của một lớp người mới.
Mở đầu chương kết này Tác giả nêu ra những sự kiện thời sự .nổi bậc lên là những cuộc biểu tình không rầm rộ, nhưng chúng phản ảnh một nhận thức xã hội mới,một thái độ mới,trong đó đặc biệt là của giới trẻ cấp tiến.Cái độ dâng trào của “LŨ” chính là hai sự kiện.Một là cuộc kỷ niệm 5 năm ngày thành lập ngôi trường Đại học…Một ngôi trường khá đặc biệt, mà nó làm tôi liên tưởng tới ngôi trường kỳ diệu mang tên Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời từ trăm năm trước ở Hà nội.Ở đó,cũng như hôm nay của một không thời gian khác đã trăm năm sau, nhưng cái tinh thàn, cái khát vọng phục hưng Dân tộc vẫn rất trầm hùng sâu sắc,thiết tha,của cả Thầy lẫn Trò.Đó là một nhà trường,tuy không nói ra nhưng tôi liên tưởng tới  một giá trị minh triết trên đôi câu đối treo trong Văn Miếu Quốc Tủ Giám Hà Nội;” Dục anh tài nhi sử năng…Dưỡng Minh triết dĩ kế trị.”Nghìa là nuôi dạy anh tài để sử dụng năng lực của họ…Nuôi dưỡng minh triết để nối tiếp cuộc trị bình.Trong cuộc kỷ niệm 5 năm thành lập, họ tự hào khẳng định:”những chí hướng của những con người dám sống như Vi Thanh, như”hiệp sĩ tin học Hùng, anh hùng”, như Aung Suu Kyi, như Nelson Mandela…đang thôi thúc chúng ta quyết phấn đấu nên người”.Chính vì thế mà chính quyền đương nhiệm “ghét” họ, cho công an triệt phá cuộc kỷ  niệm,tạo ra một xoáy nước dâng trào.
Sự kiện thứ hai là một cuộc “Tiểu Diên Hồng” mà mọi người chờ đợi.Trong cuộc “Tiểu Diên Hồng” này mà tinh thần và nội dung của nó là bàn việc nước.Ngày xưa là vua hỏi ý kiến thần dân.Còn ngày nay nó là ý nguyện của xã hội.Dấu hiệu của sự trưởng thành mới của xã hội Việt chăng.Trong hình thức này “LŨ” đang đưa lên trên bề mặt ba lớp người đang thay đổi và buộc phải thay đổi,đồng thời là nhũng nan đề xã hội mà những lớp người “tiêu biểu phải ý thức và đối mặt.Lớp chính khách được gọi là đại diện lãnh đao.Lớp người này buộc phải chấp nhận sự thay đổi,nhưng vẫn giữ nhân cách cũ, thói quen cũ.Thật kỳ lạ, là mô hình nhân cách ấy đã bị một nhà Đông Kinh Nghĩa Thục cảm nhận và dự báo khi nó chỉ mới là một vài dấu hiệu mới nhú mầm, chưa thật thành hình như bây giờ.Cụ Nguyễn Hữu Cầu,vị Thục phó phụ trách Ban Tu Thư, ngay sau cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám đã nói với môn sinh(đang giữ những trọng trách trong chính quyền mới) :”Ngày nay chúng ta đang quá Tây, quá Tàu,chúng ta đang là lũ giáo điều ba rọi,chúng ta là lũ xã hội chủ nghĩa cậy quyền.”(Bài “Một gương mặt đại sĩ phu” đăng trong tờ Le Peuple, tờ báo viết bằng tiếng Pháp của đảng Cọng sản Đông dương, số tháng 9-1946.)Cái “intuition” của Cụ Cầu, chính là điều năm, sáu trăm năm trước Nguyễn Trãi đẫ nói:”Kẻ Trí việc mới hình đã nhận biết”. Lớp người thứ hai là nhũng nhà kinh doanh-trí thức.Trong Lũ là dược sĩ doanh nhân Hảo(1).
.Họ là nhà doanh nghiệp làm kinh tế có học vấn cao, có hoài bảo mới, có tầm nhìn mới.(Chúng tôi đã xếp họ với một danh tính mới:Doanh nhân cấp tiến).Lớp thứ ba là nhũng Trí thức hiền tài.Họ phân biệt với đám trí thức mũ ni che tai, trí thức gia nô,xôi thịt,những tiến sĩ giấy.Cái quần chúng đông đảo, đội ngũ hậu bị của họ chính là lớp sinh viên,những tuổi trẻ ưu tú đang trưởng thành. Nguyễn Trung đưa họ ra trong một cuộc đối thoại giả tưởng, nhưng lại rất hiện thực,thật ra nó đang có thực trong” Dòng Đời” dưới những hình thức phong phú tế vi mà cũng rất “guyết liệt”.
Còn nhà cách mạng lão thành, cũng đang có mặt,tôi nghĩ vai trò của họ là một dạng chất xúc tác giúp cho “phản ứng” hoàn thành.
Từ rất nhiều năm nay, chúng tôi, những người “sái phu”, điếu đóm cho Minh Triết vẫn âm thầm khấn nguyện cho một xuất hiện “Ba Ngôi Mới” của Dân tộc,làm chân kiềng,làm cột trụ cho tòa nhà Nước Việt của chúng ta.Tôi thấy bóng dáng họ đang hiện lên, ngày càng rõ nét.Đó là những Trí Thức hiền tài,là những Doanh Nhân tiên tiến (tôi không muốn gọi là thành đạt,bởi nhiều kẻ thành đạt nhờ “ăn cướp và ăn cắp.)Và ba là những Chính Khách nhân văn.
Nguyễn Trung, trong LŨ báo hiệu sự xuất hiện ấy.
Nhũng nan đề lớn lao mà họ đang trăn trở là gì vậy.Đó là mối quan tâm về một sự thật phủ phàng: Việt Nam đang đối diện với một Trung Hoa láng giềng to lớn, đang trổi dậy đầy tham vọng bá quyền đại Hán.Về quan hệ Việt Trung, LŨ nhận định: “Một bên là nước Việt Nam nhỏ yếu hơn,bị đối tác của minh uy hiếp  và can thiệp ngày càng sâu về nhiều mặt, có một số khía cạnh lệ thuộc như một nước chư hầu kiểu mới: vùng biển đảo của quốc gia đang bị lấn chiếm, uy hiếp.” “Và một bên là nước Trung quốc to lớn, đông dân nhất thế giới ,đang tranh giành địa vị siêu cường đầy sắc thái đại Hán.Tình hình càng trở nên éo le khắc nghiệt ở chổ do những điều kiện địa lý tự nhiên,Việt Nam ngẩu nhiên trở thành chướng ngại vật đầu tiên, Trung quốc cần khuất phục trên đường của nó vươn ra đại dương để trở thành siêu cường.”Họ tố cáo: “Hành xử tiếp tục của Trung quóc trên Biển Đông cứ như là vãi thêm thuốc súng vào không khí trên đất nước ta, bất chấp những lời tụng niệm liên tục của những người có chức có quyền về 16 chữ và 4 tốt.” Họ khẳng định Trung quốc đang “xâm lăng hàng hóa,vơ vét tài nguyên,lũng đoạn kinh tế,thao túng chính trị.” Đó là nhũng sự thật về mối quan hệ Việt –Trung đẫ đi vào tiểu thuyết.
Nan đề thứ hai là tình hình nền kinh tế nước ta hiện nay.Trong Lũ, thông qua cuộc đối thoại giữa vị đại diện chinh quyền và hai nhà là doanh nhân và trí thức,Bà Hảo và giáo sư Hoàng quốc Túy,người đọc sẽ tìm thấy rất nhiều nhận định, phán đoán,cung cấp cho người dân thấy một thực trạng không được phép đánh lừa và che dấu,dẫu với bất kỳ động cơ nào.Dường như “LŨ” đã đưa ra một định nghĩa về trí thức.Đó là tai mắt,là đầu óc của nhân dân và xã hội, để có cái nhìn xuyên thấu thấy ra những vấn đề bị che đậy,để nghĩ suy,tìm lời giải cho những hành động xã hội cần thiết. Tôi muốn nhấn mạnh đến một nhận định tổng quát này:”Quả bom nổ chậm lớn nhất hiện nay trong nền kinh tế nước ta là hiệu ứng tổng hợp.(là) sự tích tụ những ách tắc nhiều mặt phát sinh từ cơ cấu kinh tế hình thành trong 30 năm qua, không còn phù hợp.Cộng hưởng với sự lũng đoạn mang tính chất mafia của các nhóm lợi ích,
Với những đổ vỡ do bất cập và ngày càng tha hóa của toàn bộ hệ thống chính trị và bộ máy quản lý nhà nước,với hệ thống ngày càng gia tăng của chế độ đảng trị.”
Nan đề thứ ba là sự nhìn nhận về cuộc chiến chống Mỹ.Từ đó đi tới cái nhìn về sự  hòa hợp, hòa giải  và hóa giải nhũng phân ly dân tộc.Lũ đưa ra một nhận định, cuộc chiến vừa qua là một tổng hợp của nhiều cuộc chiến.Có chiến tranh ủy nhiệm, có chiến tranh ý thức hệ,làm nên cho cuộc chiến tranh nóng cục bộ trong lòng cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe “dân chủ” và “cọng sản”,đồng thời diễn ra trong thực tế là một cuộc nội chiến sầu thảm.Nói về sự khắc nghiệt của nội chiến, tác phẩm nhận định:”Sự khắc nghiệt này đầy ắp những xung đột đến tận cùng giữa ngu dốt và trí tuệ,giữa thiện và ác,giữa sống và chết,chia cắt dân tộc ta sâu thẳm trong tâm khảm cho đến hôm nay.”…”Ngày 30 tháng 4 đã lùi xa 4 thập kỷ,song hôm nay chúng ta vẫn chưa làm sao biết được…,có bao nhiêu phần trăm hi sinh xương máu và tổn thất của dân ta giành cho sự nghiệp lấy lại độc lập, thống nhất của Tổ quốc,bao nhiêu là phục vụ cho lợi ích các bên ngoại bang, bao nhiêu phần trăm phải mất vào taytrái chém tay phải?
Nan đề thứ tư lại là cái then chốt.Trong thực tế Đảng Cọng sản VN cũng đã phải nhận định “xây dựng Đảng là then chốt”.Nhưng chưa đủ tri thức và dũng
 khí để định  rõ nội dung cái chốt và giải pháp nào để tháo cáí then chốt đã khóa  chặt và kìm hảm sự phát triển, tiến bộ của Dân Nước.Trong cuộc tranh luận, họ đã nêu ra một quan niệm đã xuất hiện ngoài đời :Theo Trung quốc thì mất nước, theo Mỹ thì mất đảng, mất chế độ.Theo ai bây giờ.Và họ đã trả lời.”Ta phải là chính ta và phải có năng lực và phẩm chất tập hợp được hậu thuẫn của cả thế giới cho sự nghiệp của nước ta nói riêng,và cho lẽ phải nói chung.”
Họ tha thiết: “Xin hãy đem tất cả trí tuệ và nghị lực xây dựng hòa hợp dân tộc
Bắt đầu từ xóa bỏ độc quyền yêu nước,từ thực thi dân chủ,từ bảo đảm công khai và minh bạch trong toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.”
Từ sự phân tích tình hình cái hay cái dở hiện nay, họ kêu gọi: “Nhất thiết phải tiến tới một thể chế chính trị đa nguyên,đa đảng của trí tuệ,dân chủ,và phát triển như một số nước phát triển đã xây dựng được…” “Nhiệm kỳ tới phải trình Quốc Hội thông qua luật về Đảng phái chính trị”.
Họ tha thiết bày tỏ:Thế giới  dã sang trang,tình hình đất nước đã sang trang,khát vọng của nhân dân đới với đất nước là sức mạnh, thời và thế đang đứng về phía  đất nước.Vì vậy Đại Hội Đảng sắp tới này phải là Đại Hội của sự thật,hòa hợp dân tộc và cải cách.”
Tôi nghĩ chẳng có lời lẽ và mong ước, đòi hỏi nào cấp bách và tha thiết hơn như vậy.Chính là tâm tình, là yêu cầu của người dân, của xã hội đã đi vào tiểu thuyết.Lũ đang như lời vọng lại, khi ta đang đứng trước Sông Núi mênh mang hét lên những tiếng nói “làm lạnh cả thái hư”.( tôi nhớ tới hình tượng con người trèo lên đỉnh cô phong hét lên một tiếng “hàn thái hư”,trong bài thơ Cảm Hoài của Thiền Sư Dương Không Lộ tk 12,mà Kiều Thu Hoạch dịch là “Có khi xông thẳng lên đầu núi.Một tiếng kêu vang lạnh cả trời”)
Điều, có người có thể không ưng ý lắm,đó là phong cách chính luận đậm đà
trong tiểu thuyết của Nguyễn Trung.Tôi chấp nhận, vui vẻ đón đợi nó,như khi
đón đợi một Nguyễn Trung không là ai khác,chỉ là người đó,một cá thể độc đáo duy nhất,để cùng đi uống rượu nơi một đảo sen bát ngát là hương và gió.
Có thể bạn sẽ đọc LŨ trong một tâm thế khác, và sẽ có những cảm nhận khác.Nhưng đó cũng sẽ là điều thú vị,và cũng là sự cống hiến của Nguyễn
Trung./.
Viết ở Ô Đồng Lầm ngày rất nóng.
Chú thích (1)
"Đây là một hiện tượng tâm lý thú vị.Thật ra tên của nữ doang nhân
trong tiểu thuyết là Yến.Nhưng khi viết về nhân vật Yến,tác giả
(NH)đồng thời nghĩ đến một nhân vật có thật ngoài đời cũng có nghĩ
suy, hành xử như Yến, nên đã viết tên Yến thành Hảo.Vì chi tiết tâm lý
thú vị này dẫu biết là bé cái nhầm. Nhưng vẫn để nguyên để trình với
bạn đọc

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Lại có điều hầu chuyện với anh Trọng.

(Vấn đề xin cho-dấu chỉ hủ lậu của văn hóa Việt)
          Nhiều lần, tôi đã thưa với các vị lãnh đạo rằng chớ nhục nhã đi xin xỏ các nước tiên tiến giàu có: “xin công nhận cho chúng tôi quy chế kinh tế thị trường”, mà hãy quay về xin với nhân dân “hãy làm kinh tế thị trường cho đúng nghĩa, thực chất,văn minh và lành mạnh.”Các nước tiến bộ, giàu mạnh , họ không xin xỏ như vậy.Nhà nước của họ, và các chính đảng dân tộc, dân chủ của họ phấn đấu để tạo ra luật lệ cần thiết và đầy đủ về mọi yếu tố của kinh tế thị trường để cho nhân dân, trong đó bộ phận dân làm doanh nhân có đầy đủ mọi điều kiện để làm kinh tế thị trường đúng nghĩa và lành mạnh văn minh .Ít thấy những nước Nhật ,Hàn,Sing,Indo, Ấn…đi van nài như vậy.Khi Đất nước của họ có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa rồi thì không cần xin xỏ ai nữa.Cố nhiên, họ không cần cho mọc cáí đuôi “định hướng xhcn” làm gì.Tôi xin lưu ý cái sự mọc đuôi là một dấu hiệu của thoái hóa. Cứ xem “Trăm năm cô đơn “thì rỏ.
          Lần này tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế” ở Hoa thịnh đốn,anh một lần nữa, lặp lại ,như nhiều vị lãnh đạo khác khi ra nước ngoài .Báo chí đưa tin, tại đây,”Tổng bí thư kêu gọi Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam…”  (Báo Tuổi trẻ (Sài gòn)10-7-2015).Cớ sao anh không nói rõ với họ,các chính đảng yêu nước,cac cấp chính quyền Việt Nam phấn đấu tạo ra mọi luật lệ văn minh để Việt Nam nhanh có nền kinh tế thị trường đặng hợp tác bình đẳng và có hiệu quả với Mỹ cũng như với các nước khác.Tôi nghĩ, chắc rằng anh có thể  “tin tưởng” hơn,khi đi Mỹ về,hãy thúc đẩy thay đổi thể chế,làm kinh tế thị trường cho đàng hoàng,không đánh tráo khái niệm.Riêng cái yếu tố, tôi cho là cơ bản, quan trọng nhất của kinh tế thị trường là quyền sở hữu,thì chúng ta đang rất lạc hậu,lúng túng.Vì thế lại tìm cách đánh tráo khái niệm. Trong khi chính Mác đã điều chỉnh nhận thức cho phù hợp,khi cuối đời ông khẳng định:”Các nhà sản xuất(doanh nhân)chỉ trở nên tự do,một khi họ có quyền sở hữu:đất đai,nhà xưởng, tàu bè, ngân hàng,tín dụng…”(dẫn theo Marx sa vie et son oeuvre-Jean Eleinstein, nxb Fayard.) Tôi lại xin trích một mệnh đề có ý nghĩa triết học về pháp quyền.Mác nói :”Khi, cùng với sự phát triển về mọi mặt của các cá nhân,sức sản xuất cứ càng ngày càng tăng lên,và tất cả các nguồn của cải công cọng đều tuôn ra dồi dào-thì chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẵn ra khỏi cái giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản.”(C.Mác.Phê phán cương lĩnh Gotha).Vậy thì ta phải loại bỏ tư duy Mác Lê lạc hậu và xuyên tạc đi.Chớ vội nhảy cỡn vào cái gọi là pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Và ta có thể sống, làm việc chân thực, không đánh lừa bằng cách đánh tráo khái niệm.Anh cứ thử nghĩ mà xem, ngay ở những nước trong G7, hai yếu tố và điều kiện cơ bản và quan trọng nhất là con người phát triển toàn diện,và nền kinh tế tuôn trào dồi dào cũng còn lâu mới tới,mà biết khi nào thì có con người toàn diện…Thế mà họ cũng chỉ dám cải tiến từng bước nền pháp quyền “tư sản”, có ai dám phiêu lưu và ngu muội để tuyên bố phải có một nền pháp quyền khác đâu.(nhân nói tư sản,đảng cs VN hiểu một cách sai lầm rằng tư sản là gc bóc lột. Thực ra tư sản có nghĩa là con người của xã hôi văn minh đô thị và công nghiệp!Xã hội Tây phương mấy trăm năm nay họ điều tiết xã hội theo hướng đó, cải tiến từng bước để có một xã hội văn minh đô thị và công nghiệp, hiện đại rồi hậu hiện đại.Họ chính là bài học,  như Mác và Ăng ghen nói là “những thực tế văn minh của những dân tộc hiện đại”mà những người cộng đồng chủ nghĩa phải bắc chước và học hỏi.
Nhân anh học được câu nói hay của Roosevelt về lòng tin tưởng,tôi nghĩ là ta phải hướng cái tin tưởng của ta vào những gì là hợp lý và tốt đẹp cho Dân tộc.Tôi cũng tin rằng, nếu chúng ta sửa đổi thể chế cho tận cùng, chớ nửa vời, chớ “giáo điều ba rọi” chúng ta sẽ xây dựng được nền kinh tế thị trường lành mạnh, văn minh khiến nội lực Việt Nam lớn lên.Một nền kinh tế thị trường văn minh, lành mạnh, chỉ có trong một xã hội dân chủ phát triển,nhân dân thật sự là chủ thể của xã hội,họ có mọi quyền tự do,không còn là thân phận thứ dân, thường dân, thần dân như họ đang phải hứng chịu.
Anh từ Mỹ về, hãy đem những “thực tế văn minh tiến bộ của một Dân tộc hiện đại”làm bài học cho Việt Nam.Hãy từ bỏ cách nghĩ thực chất là của Liên xô và Trung cọng, chúng mớm cho ta kèm theo với vũ khí và lương thực,rằng Mỹ là đế quốc sài lang, là kẻ thù nguy hiểm nhất.Thế mà cái kẻ chúng ta coi là bạn bè chí cốt là Tàu lại từng đem quân xâm lược nước ta (chúng không xâm lược sao vẫn chiếm những cao điểm của chúng ta,lấn chiếm biên giới nước ta, cướp Hoàng Sa và một phần Trường sa của chúng ta!)Chúng ta vẫn chơi với Tàu và chỉ đàng hoàng bình đẳng với họ khi biết hợp tác cùng  những nước văn minh giàu mạnh như Mỹ…khiến cho nội lực Việt Nam lớn mạnh.Anh học sử chắc anh biết bài học minh triết về nhu cầu lớn, mạnh nhanh của Phù Đổng.Dân tộc ta, khi bước vào một khúc quanh của lịch sử,thì bài học “lớn nhanh lên”bao giờ cũng phải tâm niệm. Chúng ta đã học lấy những thực tế kém văn minh và cố giữ chúng lại coi đó là bản chất và phẩm chất, cho nên, nay đang trở nên lạc hậu rất xa so các nước trong vùng..Thành ra ngày nay trước sự uy hiếp của Tàu, chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn lớn.Làm sao để đi nhanh, nếu không vứt bỏ cái ba lô nặng trĩu đầy những thứ phế thừa, lại không chịu cắt bỏ những dây dợ ràng buộc  vô lối, vô nghĩa.
Nhân anh trích câu nói hay của Roosevelt,giá mà anh mời tôi đi cùng. Tôi sẽ mách cho anh một câu nói của Thomas Jefferson, cha đẻ của Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ :”Nếu biết hài hòa minh triết vào quyên lực,chúng ta sẽ ít dùng quyền lưc, mà hiệu quả lớn.”Ở Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà nội hiện có đôi câu đối, một vế của nó là :Dưỡng Minh Triết Dĩ Kế Trị, Thăng Long Kinh Trường Tụ Tinh Hoa.(nghĩa cũng thâm thúy chẳng kém gì,nuôi dưỡng minh triết để nối tiếp cuộc trị bình,kinh đô Thăng Long mãi mãi quy tụ tinh hoa).Minh triết là tinh hoa của tư tưởng Việt.Nếu biết hài hòa với kiến thức đúng đắn,hợp lý và kinh nghiệm tốt đẹp hiện đại,chúng ta sẽ không cần Mác Lê mà vẫn có những kim chỉ nam tốt nhất để định hướng cho phát triển và phục hưng dân tộc, chạy đua rút ngắn cái thời gian đã mất.Người ta có thể nói hay ở diễn đàn,nhưng kết quả lại chỉ đo ở việc làm.Hãy nâng Dân lên, để Dân là chủ thể làm được mọi việc tốt lành cho những quan hệ tốt đẹp với “MỸ”.Vì Mỹ cũng là đẹp.
          Sau cùng tôi muốn thưa với anh chút hiểu biết về cái gọi là Mặt tối của văn hóa:tinh thần xin cho.Văn hóa Việt Nam ghi lại nhiều dấu tích của tinh thẫn xin cho.Các triều đình phong kiến luôn giành cho mình quyền lực tuyệt đối,và cả ngàn năm nuôi dưỡng tinh thần xin cho.Thần dân chỉ cắn rơm cắn cỏ van xin.Với Bắc quốc dẫu có đánh thắng họ rồi cũng sai sứ đi cầu phong .Khi Hồ Chí Minh lãnh đạo đất nước tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội, thì vẫn sai các ủy viên bộ chính trị “cắp rá đi xin ăn”( lời của Lê Thanh Nghị)khắp các nước xhcn!
Trong xã hội ta hiện nay tinh thần xin cho vẫn tràn ngập.Bởi thể chế của chúng ta xây dựng trên triết lý đảng lãnh đạo,(mà đảng trong thời đại dân chủ, nhưng độc tôn, độc quyền,độc nguyên),nhà nước quản lý, (mà nhà nước không tam quyền phân lập,gần đây trước tình hình phổ biến của thời đại, không thể cứ quê mãi, nên đã đánh tráo khái niệm này để đánh lừa đông đảo người dân thiếu học,khi chỉ cho là sự phân biệt giữa ba cơ quan quyền lực (!),dân làm chủ.Làm chủ của dân chỉ là hình thức, mọi chuyện đều phải xin đảng, xin nhà nước.Ở những nước văn minh, tiên tiến, họ đề cao triết lý “La suprêmete’e du Peuple”-Quyền tối thượng của nhân dân,nên người dân, xã hội dân sự có thực quyền, tinh thần xin cho được thay thế bởi tinh thần dân chủ, dân quyền.Vậy nên hai Cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã khẳng định :”Nước được độc lập mà không có dân quyền cũng vô nghĩa.”Dẫu Hồ Chí Minh có lúc nói được những câu nghĩa lý, như trong bài Dân vận, ông nói”Bao nhiêu quyền hạn và lực lượng đều ở nơi Dân”Nhưng thể chế không tốt, luật lệ thiếu sót,rút cục Dân vẫn chỉ  là thân phận kẻ đi xin mà thôi.
Loại bỏ tinh thần đi xin,kiến taọ một tinh thần tự lập, tự chủ,phải xây dựng nền văn hóa mới,nền chính trị mới.Liệu từ Mỹ về, anh có trí, có dũng có tâm để Đại hôi XII là sự khép lại một thời kỳ trì trệ, xin xỏ,mở ra một thời kỳ mới của phục hưng, phát triển,dân tộc và dân chủ của Việt Nam hay không.”Ny pagadi” (tiếng Nga: hãy chờ xem)./.