Mười
Hai Bến Nước.
Chúng
tôi mượn lời ca dao để đặt tên cho Bog này.
Tục
ngữ : Phận gái mười hai bến nước,trong nhờ, đục chịu.
Ca
dao: Phận gái bến nước mười hai,
Trong nhờ đục chịu, may ai nấy nhờ.
Lục
Vân Tiên:
Lênh đênh một chiếc thuyền tình,
Mười hai bến nước biết đưa mình về đâu.

Con người ta ai cũng
phải sống trong thời gian,12 canh giờ một ngày, 12 tháng một năm.Mười hai, là
một chu ký mà con người nghiệm ra được, để nhận thấy sự biến dịch, đổi thay.
Cũng là để mong ước, chờ đợi.
Mười hai bến nước, vẫn
còn là nỗi ám ảnh về thân phận con người, một khi sự tha hóa của xã hội vẫn
còn,tha hóa quyền lực,tha hóa nhân cách,tha hóa văn hóa…Con người, người dân,
đành phó mặc cuộc đời cho số phận.Dẫu Nguyễn Du từng khẳng định :”Xưa nay nhân
định thắng thiên cũng nhiều.”Vì thế vẫn còn nhiều hy vọng,một khi nhân bản,
nhân quyền được nhận thức và thực thi.Con người, người Dân có thể chèo lái con
thuyền đời mình cập những “bến mơ’, những bờ “hảo vọng”( tên một mũi đất ở châu
Phi.)Như thế , mỗi người phải tự vươn lên, cùng nhau góp công góp tài xây dựng
cho mình những bến đợi hạnh phúc.
Đúng ra cái Đại hội XII
chỉ là việc riêng của đảng,dẫu là có đến 4 triệu thành viên. Nhưng không phải,
11 cái Đại hội, hay dở thề nào thì cũng đã gắn chặt với vận mệnh của dân tộc,
thậm chí với từng người!
Đại hội XII,cũng thế, liệu Nó có là sự Tổng kết đúng đắn,
đúng nghĩa của một chu kỳ không. Cái chu kỳ ấy trong lịch sử Việt Nam hiện
đại,chính là Mười Hai cái Đại Hội của đảng Cọng sản, từ cái đại hội đầu tiên
họp trên sân banh ở Hồng công, mà sau này Tố Hữu đã xa xót “như đúa trẻ
sinh nằm trên cỏ. Không quê hương sương
gió tơi bời.”Liệu Nó có là sự khép lại một quá khứ, mà bên một vài nét chấm phá
có màu tươi,lại còn quá nhiều mãng u ám, tồi tệ.Nghĩ tới bức tranh đất nước
Việt hôm nay,không thể không nhớ tới lời Ông Marx từng trích dẫn một câu thành
ngữ La tinh :”Cacatum non es pictum”- nghĩa :Sự bôi bác không phải là bức
tranh.Đảng cũng nên hiểu 12 là một chu kỳ!
Biết
bao mong đợi Đai hôi XII sẽ thật sự khép lại “những hư hỏng cũ kỷ”(mượn chữ của
HCM), để mở ra một thời kỹ mới của những “tốt tươi đẹp đẻ” (cũng chữ của HCM)
Với
tâm tình ấy, chúng tôi mở Blog này góp tiếng nói của những người từng dấn thân kể cả những
người trẻ mới, từng hy vọng, rồi thất vọng.Nay vẫn lại có những kỳ vọng mới.
Hãy
cùng chúng tôi góp tiếng nói của những thảo dân ,tuy là thân phận“lau sậy”,
nhưng như Pascal nói, là những cây lau sậy có suy nghĩ,có Tâm hồn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét