Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Xóa bỏ dối trá lớn để đẩy lùi dối trá nhỏ



Dư luận đang quan tâm báo cáo điều tra xã hội học về nhũng thói xấu của xã hội Việt hiện nay do Trần Ngọc Thêm chủ trì.Tôi góp một tiêng nói của một người già có chút ít từng trải vào vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Trước hết xin trích một câu nói của Mơ xơ C.Mác về vấn đề này.”Tệ dối
trá, tệ lớn nhất,gắn liền với báo chí bị kiểm duyệt,tệ xấu căn bản này,là nguồn gốc của tất cả những thiếu sót khác của nó,trong đó cả mầm mống của mỹ đức cũng không có, tệ đó là nguồn gốc của tệ đáng ghét nhất-thậm
chí xét theo quan điểm mỹ học cũng thế-tệ tiêu cực.Điều đó dẫn đến cái gì?Chính phủ (ở VN thì phải nói trước hết là Đảng)chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình,duy trì sự lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó. Còn nhân dân hoặc sẽ rơi vào tình trạng mê tín chính trị, hoặc hoàn toàn quay lưng với cuộc sống quốc gia , biến thành đám người chỉ sống với cuộc đời riêng tư,”(Mác Ăng Ghen Toàn tập.TI tr105 NXB ST).
Nếu ban lãnh đạo của đảng CS hiện nay vẫn còn tuyên bố “lấy chủ nghĩa Mác làm kim chỉ nam”thì trước hết hãy thôi cái thái độ, một mặt vẫn coi Mác là chỉ nam, mặt khác lại phản bội những tư duy lành mạnh tử tế hợp lý của Mác.
Ý nghĩa của lời nói của Mác như trên là tệ dối trá là nguồn gốc của mọi tệ hại khác.Chính phủ, Đảng duy trì sự dối trá là chỉ muốn nghe tiếng nói của chính mình bất chấp những tiếng nói lành mạnh khác của xã hội.Và kết quả của việc ấy là đẩy xã hội tới sự băng hoại.(Không có sự băng hoại xã hội nào ghê tởm bằng làm cho nhân dân trở thành mê tín chính trị và quay lưng lại với công việc của quốc gia.Dự báo này thật là thiên tài,lại là nỗi đau cho xã hội Việt hiện tại)
Cuối đời Mác và Ăng Ghen đã đính chính lại học thuyết của mình,và khoa học cũng như thực tiễn đã chứng minh là hai ông thành thật và đúng,khi họ nhiều lần khẳng định rằng không có cái gọi là lý tưởng cộng sản chủ nghĩa,đó là ảo tưởng nhất thời và ấu trĩ.Cố nhiên cũng không có cái gọi là con đường xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.Thậm chí cuối đời Mác còn đính chính lại sự ngộ nhận về vai trò của giai cấp công nhân,vô sản.
Hãy nghe F.Ăng Ghen nói(Trich Lời nói đầu Cuộc Đấu Tranh Giai Cấp Ở Pháp)”Lịch sử chứng tỏ còn làm được nhiều hơn thế:không những đã xóa bỏ mê muội của chúng ta hồi đó mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản.Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt, chẳng có mục tiêu lớn Chủ nghĩa cộng sản gì cả.Đó chỉ là một mệnh đề được người khai sáng chủ nghĩa Mác dề xuất lúc trẻ.Nhưng vứt bỏ nó vào cuối đời.”
Còn chính C.Mác cũng đã có ít nhất hai điều sau đây cần chú ý để làm cho đúng ,đặng khỏi rơi vào dối trá!Về quyền sở hữu,thực chất là tư hữu,Mác đã đính chính lại cái khẩu hiệu “phản động”,viết lên ngọn cờ hai chữ xóa bỏ tư hữu.Cuối đời ông khẳng định” Những nhà sản xuất (doanh nhân), chỉ trở thành tự do, một khi họ sở hữu được nhũng phương tiện sản xuất;(đất đai,nhà xưởng,tàu thuyền,ngân hàng, tín dụng…)Thế mà chúng ta đang lừa mị dân là Mác chống tư hữu để đưa vào HP khẳng định thể chế công hữu là chủ đạo,tìm mọi cách để hạn chế quyền sở hữu của Dân nhất là về đất đai!
Điều thứ hai là Mác đính chính lại sai lầm về vai trò giai cấp công nhân ,vô sản.Ông từng dự báo (thật chính xác y như ông đang nhìn thấy cái hiện thực của các nước theo đường lối xã hội chủ nghĩa hiện tại vậy).”Chính quyền của giai cấp công nhân sẽ được tạo dựng bằng một chế độ ủy quyền.Người ta sẽ phó thác cho một nhóm người tự mình ứng cử và bầu cử nhằm đại diện và cai trị họ(gcCN). Điều ấy sẽ khiến cho họ rơi tỏm ngay vào mọi sự lừa dối,và vào mọi sự lệ thuộc của chế độ ủy trị và tư sản.Sau một hồi ngắn ngũi tự do và say sưa cách mạng,làm công dân của một nhà nước mới,họ sẽ bừng tĩnh thấy mình là nô lệ,là con rối hoặc là con mồi cho những tham vọng mới.(ils se reveilleront esclave, jouets,ou victimes de nouveau ambitieux.) Cả hai câu trên đều trich dẫn tư Mac Cuộc đời và tác phẩm,của J.Eleinstein, NXB Fayard>)
Chúng ta phải đính chính lại, sửa lại cho đúng, cho chính danh nhũng vấn đề rất lớn, rất cơ bản của Đất Nước, của Xã hội Việt hiện tại.Làm cho chế độ chính trị thật sự là chính danh, chính nghĩa,chính đáng,chân chính,không thể không bàn tới cái gọi là chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa hay chủ nghĩa cộng sản.Không thể không bàn để đính chính những quan niệm sai lầm và tất yếu đã dẫn tới dối lừa, như người dân Nam bộ đã ngay lập tức hài hước chỉ ra:<Nói zậy mà không phải zậy>Phải đính chính quan niệm công hữu sai lầm,đính chính vai trò giai cấp công nhân, không được đánh lừa họ, đánh lừa dân tộc, khi đề cao họ  là giai cấp lãnh đạo, nhưng thực tế, như Mác nói, họ cũng chỉ là nô lệ, con rối, con mồi cho những tham vọng mới!Phải đính chính tên đảng cộng sản vì nó đã bị dịch sai.Phải đính chính tên Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa.Một cái tên hoàn toàn không chính danh.Vì nó không phản ảnh được đúng cái tư duy của ông Mác, được coi là tổ sư của chế độ.Không phản ảnh đúng cái hiện thực của xã hôi Việt.Sự lừa dối rất trắng trợn, khi mà chính vị Tổng Bí Thư của Đảng là Ông Nguyễn Phú Trọng cũng phải nói lên rằng trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện.Nghĩa là chỉ có một thứ chủ nghĩa xã hội khuyết tật, méo mó, bất thiện mà thôi.Dùng mọi thủ đoạn để “lãnh đạo”,nghĩa là dẫn dắt Dân đi vào một tương lai đầy khuyết tật,méo mó bất thiện.Người có lương tri, có tâm trí lành mạnh không thể đánh lừa Dân lùa xã hội như vậy!
Phải giở bỏ những đánh tráo khái niệm.Nhũng trí thức văn nô đã từng đánh tráo một khái niệm để bao che cho cái sự thật,xấu xa tiêu cực.Vào nhũng năm 60 cho đến 75 ở miền Bắc,rồi từ 75 đến 86 ở cả nước đã hăng hái “tiến nhanh, tiến mạnh tiến vững chắc, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội”. Đó là khẩu hiệu, là đường lối chính thống của Đảng lãnh đạo, của tư tưởng Hồ Chí Minh.Đường lối ấy sai lầm mà Đại Hội VI đã phải công nhận.Nhưng để tránh sự lên án chủ nghĩa xã hội, giới trí thức đã đánh tráo khái niệm, họ đã tìm ra một tên thủ phạm “ất ơ”,một tên ấm ớ gọi bằng “ bao cấp”.Thật ra bao cấp chỉ là một phương thức, nó có mặt trong xã hội phong kiến, quân chủ,trong các nước theo chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa,ở cả nhũng nước tiên tiến lẫn các nhà nước nghèo, chậm tiến.Ngày nay ở Canada, ở CHLB Đưc, các nước Bắc Âu…họ thực hiện bao cấp rất hay và tốt.Ở châu Á, Singapore là nơi phương thức bao cấp rất đáng bái phục.Người ta đánh tráo khái niệm để chạy tội cho một đường lối “hư hỏng, cũ kỹ”.Có một đánh tráo khái niệm khác cũng rất gian xảo.Ai cũng biết nhà nước pháp quyền hiện đại đều phải tựa nương theo nguyên lý “Tam quyền phân lập”.Người ta không dám trắng trợn xóa bỏ nguyên lý này, bèn đánh tráo bằng quan niệm tức cười là “sự phân công giữa ba cơ quan quyền lực”!Cái sự phân công là đương nhiên giữa các cơ quan quyền lực,kể cả trong cái cơ cấu không phân lập!

Đến như cái chủ trương “phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN”,thì báo chí hé lộ một định nghĩa (quá tức cười,bởi vì nó không định được gì cả)Rằng kinh tế thị trường định hướng xhcn là nền kinh tế có đầy đủ yếu tố thị trường theo định hướng xhcn.(xem   bài tường thuật cuộc hội thảo : Nhận thức mới về kinh tế thị trường xhcn trên báo Tuổi Trẻ TPHCM).

Một thiết chế xã hội,trong đó những thực thể được coi là chính thống, nhưng không chính danh,lô gích nội tại không chính xác,làm sao khắc phục nổi sự rối loạn chuẩn mực.Một khi đã rối loạn chuẩn mực thì tất yếu dối trá sẽ lên ngôi,xã hội không còn những định hướng tử tế, hẵn hoi,đàng hoàng.
Điều may mắn là đầu năm Ât Mùi này, như có sự dẫn dắt của hồn thiêng sông núi mà đã xuất hiên ba sự kiện có ý nghĩa.Thứ nhất là cái phòng khách vương giả của một người là cựu TBT.Thứ hai là nụ hôn và câu đối của một người được phong là Đương Đại Quốc Sư.Thứ ba là bản báo cáo điều tra xã hội học về thói tệ của người Việt hiện nay do GS Trần Ngọc Thêm chủ trì.Nói về xã hội học của cái phòng khách và chủ nhân của nó, cũng như nụ hôn và người thực hiện,ta phải nghĩ rằng đó là sản phẩm chính thức của hệ thống xã hội chính thống hiện nay.Một người từng đứng đầu của Đảng cầm quyền, đã khởi xướng và chỉ thị việc học Hồ Chí Minh.Nhưng khi họ rao giảng nào là cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nào là vì dân vì nước, nào đạo đức cách mạng…thì cái nhân cách thực của họ lại là những điều ngược lại. Một người tự nhận là quốc sư đương đại thì hôn “sàm sỡ”, quá nhiều những thất thố về văn chương thơ phú, mà nhảm nhất là đã ca ngợi một “công trình” phỉ báng Nguyễn Du, phỉ báng Truyện Kiều, phỉ báng chuẩn mực văn chương của nước nhà. Hai ví dụ “sốc “ về thế nào là sự rối loạn chuẩn mực xã hội. Cái xấu, cái giả, cái thứ phẩm được lên ngôi. Người xưa từng nói “thượng bất chính hạ tắc loạn”. Câu ấy diễn tả rất trúng cái thực trạng xã hội ta hiện nay, thượng tầng không chính, tất yếu hạ tầng rối loạn.
Hai sự kiện “điển hình trong một hoàn cảnh điển hình “xuất hiện có vẻ ngẫu nhiên. Thật ra là đúng quy luật, nó như là sự xác nhận cho cái báo cáo xã hội học cũng ra đời đúng lúc.
Cả ba sự kiện ấy như ba tiếng chuông cảnh tỉnh, báo động cho một thực trạng văn hóa xã hội, mà còn là sự thức tỉnh của dư luận xã hội.
Như Trần Nhân Tông viết trong Cư Trần Lạc Đạo :”Cùng nơi ngôn cú”, nghĩa là nơi lĩnh vực ngôn cú-lĩnh vực tư duy, khoa học, nghiên cứu…phải đi đến cho tận cùng. Điều tra xã hội học để thấy cho đúng cho rõ cái thực trạng. Nhưng chỉ mô tả thực trạng không đủ, phải dò đến tận cùng của nguồn gốc, của nguyên nhân. Có như thế mới có cách sửa chữa đến nơi đến chốn.
Phương Tây họ có mấy chữ W để nói cái qui trình nghiên cứu.
Chữ What là nói nội dung của thực trạng tệ giả dối.
Chữ Who là nói ai là thực thể hành xử tiêu cực, và quan trọng là Ai đã góp phần gây nên tệ nạn. Không thể không nghĩ tời tầng lớp trí thức vốn rất bạc nhược của nước ta, chính họ là kẻ đầu têu cũng phụ họa cho cái tệ xấu xa đó, lại còn không biết và cũng không đủ năng lực để sớm cảnh tỉnh, ngăn ngừa tệ nạn.  một Ai nữa là hệ thống chính trị, những nhà cầm quyền lớn nhỏ ở mọi cung bậc, phạm vi xã hội.Trong cái hệ thống chính trị này 4 triệu đảng viên không thể là kẻ vô can. Hai “AI” ấy là nhũng kẻ chịu trách nhiệm chính đã làm nên một xã hội nhiều tiêu cực, và băng hoại.
Còn chữ Why là nói sự tìm tòi cho ra nhũng nguyên nhân khác nhau. Có nguyên nhân chính trị, thể chế, tư pháp (dùng chữ luật pháp thì chỉ thấy văn bản câu chữ, không thấy con người và hệ thống ), có nguyên nhân văn hóa , đạo đức, nguyên nhân kinh tế,giáo dục, cả tôn giáo…Ông Các Mác, người ta bảo ổng có nhiều sai lầm, nhưng Ông cũng có nhiều tư duy hợp lý ví như ông nói”Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Nhiều cán bộ tuyên huấn thường quên chữ bản chất nên hiểu không trúng. Khi những quan hệ xã hội lệch pha, rối loạn và cũng không sạch, không xác tín, nghĩa là nhũng quan hệ cũng dối lừa, thì cái chất, cái phẩm của con người sẽ thế nào có thể đoán định ra được.
Bản báo cáo không chỉ tìm nạn nhân, phải tìm thấy tội nhân và cả những tác nhân sẽ có ích nhiều.
 Tôi xin trich một câu nỗi tiếng về chính danh trong sách Là Thị Xuân Thu: “Danh chính thì trị, danh mất thì loạn. Kẻ làm cho mất danh là kẻ nói, chủ trương quá mức. Nói, chủ trương quá mức, tức là biến cái có thể, cái cho phép thành cái không có thể, không cho phép: nên cái phải, biến thành cái không phải, biến cái đúng thành cái không đúng, cái sai thành cái không sai…Phàm mọi sự loạn là do hình danh không đúng vậy”.Điển hình cho lời nói và chủ trương quá mức (phải gọi là ngoa ngôn, lừa mị), là Lê nin trong tuyên bố “dân chủ xhcn, là một triệu lần hơn”, ở nước ta có người đã hạ xuống vạn lần vẫn cứ là nói lấy được! Sự hỗn loạn đúng sai trong xã hội hiện nay của chúng ta là quá rõ ràng. Không chỉ là đau lòng mà phải có quyết tâm sửa đổi.
Trước khi dừng bút xin chép tặng giới trí thức nước nhà một câu triết lý của  Alcuin, mà Nietzsche rất thán phục và nhắc lại:Thiên chức của triết học (Trí thức)  đính chính những điều thiên lệch, củng cố những điều chính nghĩa,và làm thăng hoa những điều thánh thiện.”(La vẻritable vocation royale pour une philosophie: Prava corrigere,et recta corroborare et saneta sublimare). Liệu trí thức nước nhà đã thật sự “thức” dậy chưa đặng kê lại cho bằng nhũng thiên lệch, gia cố cho đủ mạnh những gì đứng đắn, và làm thăng hoa những gì là tốt đẹp./.


Nguyễn Khắc Mai      

Sự Thật Những Suy Nghĩ Của Dân



(Lại hầu chuyện Anh Tư Sang.)
                                            
Kính thưa anh Tư,tôi rất hứng thú theo dõi, đọc tin gặp mặt cử tri của Anh, mỗi lần chuẩn bị họp hay đã họp xong kỳ họp Quốc hội.Bao giờ tôi cũng bắt gặp môt ý kiền đáng phải suy nghĩ của Anh,điều mà những anh Trọng, anh Hùng không có được,trừ cái lần hy hữu khi anh Trọng khẳng định “trăm năm nữa cũng không có chủ nghìa xã hôi hoàn thiện.”Mà tôi bình luận rằng, như thế là chỉ có một thứ chủ nghĩa xã hội không “hoàn”,tức là vẫn méo mó,đầy lỗ hổng,lại không “thiện” tức là vẫn chỉ là ác mà thôi.Phần lớn những cuộc của họ là rất nhạt.Anh biết không, cái “nhạt” là một phạm trù rất đặc sắc trong văn chương, thi ca.Còn cái nhạt trong chính trị thì phải nói là vô bổ, tốn tiền, tốn thì giờ và nhất là tốn tín nhiệm, nghĩa là ném tin nhiệm đi một cách rất vô…(nghĩa, vô văn hóa,vô lương…)
Lần này, anh nêu vấn đề “Phải nói sự thật những suy nghĩ của Dân” (đáng tiếc là báo lề đảng họ quên không viết hoa chữ Dân).Anh tế nhị nêu ra một sự thật là các đại cử tri chỉ là những bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố (tôi biết rõ họ phần lớn là cán bộ đoàn thể của đảng).Với thành phần như thế họ nói ra chút ít sự thật và chỉ là nhũng sự thật không làm mất lòng người nghe trực tiếp và nhất là những người nghe không trực tiếp nhưng quan trọng đó là các A, các Tuyên…các thủ trưởng ở nhà.Làm sao họ có thể nói hết sự thật cho anh nghe được.Mà chỉ một mình anh nghe thì được cái gì, những người khác họ có muốn nghe như anh không.Nói được chút ít sự thật trên ngọn là họ đã dũng cảm lắm.Nhưng như thế để làm gì.
Chắc anh cũng bức xúc lăm mới than thở như vậy.
Anh biết không, ở những nước văn minh.họ “ nghe” và “nói” “ sự thật những suy nghĩ của Dân” như thế nào không.Họ không hời hợt và giả vờ như ở ta.Ở Hy lạp đấy, đầu tháng bảy này họ sẽ trưng cầu ý kiến của dân để quyết đi hay ở lại với Liên minh châu Âu.Ở nước ta vấn đề trưng cầu ý kiến nhân dân vẫn chưa có luật, nhiều nghị sĩ còn chê dân trí thấp…Chỉ mỗi cái quyền được bày tỏ ý kiên nguyện vọng “sự thật” của Dân mà Quốc Hội mười mấy khóa vẫn không hiểu, không có đủ “năng lực lập pháp” để phụng sự Dân,những cuộc hỏi ý kiến đại cử tri trở nên ngớ ngẫn như anh đang bức xúc.Mà chính cũng tại anh trong cương vị Chủ Tich Nhà Nước cũng đã không  làm sao để có luật, có dân chủ để có thể nghe sự thật của Dân.
Ở những nước văn minh, họ có đủ luật lệ và phương thức để nghe và nói “ sự thật những suy nghĩ của Dân”.Đó  là tự do báo chí.Tư nhân, các nhóm tư nhân (thật ra là những nhóm công dân.Tôi nhấn lại Công dân chứ không phải tư nhân).Ở nước ta công dân chẳng có quyền gì, ngoài những quyền tuân phục và xin xỏ.Báo chí là của nhiều nhóm công dân. Ở nước ta chỉ là của một nhóm công dân.( Nhân đây tôi ví dụ tín đồ các Tôn giáo ở ta có đến 20-30 triệu.Họ đóng thuế, thế mà mấy Tôn giáo lớn họ có buổi phát thanh truyền hình giành riêng cho họ đâu.)Vì sao thế. Vì báo chí của ta chỉ là báo chí của riêng nhóm cọng sản.Khi người cọng sản chưa cầm quyền, họ chỉ là đảng.Khi họ đã cầm quyền họ phải là Dân tộc.Họ khư khư giữ đảng nên đã đánh mất tư cách là dân tộc.Nhân tiện nói rõ, họ đã không còn tính chính thống khi hành xử như vậy.Khi thật sự ,(tôi xin lặp lại từ thật sự của Anh),chúng ta có báo chí tự do, các nhóm công dân có quyền ra báo, thì khi ấy anh chẳng cần đặt câu hỏi ấy nữa.
Thứ nữa là họ có chế đô chính trị đa đảng.Các đảng họ sẽ nói lên “những sự thật” mà họ dùng để tranh đua giành lấy tí nhiệm và phiếu bầu.Họ làm cho các sự thật khác nhau được phơi bày để xã hội và chính quyền có thể có được cái nhìn hệ thống, những sự thật được xem xét dưới nhũng góc nhìn toàn diện.Dẫu trong Tuyên ngôn cọng đồng chủ nghĩa,mà ta dịch là cọng sản,có nhiều điều lầm lẫn,nhưng Mác và Ăng ghen cũng đã nhìn thấy một sự thật là các dân tộc hiện đại rất cần đa nguyên đa đảng.Vì chúng ta theo thể chế xô viết và tư duy phản động mao ít,(anh em bảo với tôi là chúng ta không mao ít, mà trái lại là rất mao nhiều)nên đã làm ngược với Tuyên ngôn này. Trong ấy viết rõ:”Các đảng cọng sản phải biết phấn đấu để đoàn kết và hợp tác với các đảng dân tộc dân chủ trong mỗi dân tộc”Thế mà từ thời Hồ chí Minh dẫu có hai đảng “cây cảnh” là Xã hội, và Dân chủ thì ông Nguyễn văn Linh (ta dang ca ngợi hết lời) đã “phấn đấu” dẹp bỏ. Tôi cũng không hiểu nỗi tại sao các người lãnh đạo của đảng “ta” lại lạc hậu đến như vậy.Cho nên anh làm Chủ tịch nước trong một thể chế như thế này mà mong nghe được sự thật của Dân thì khó lắm.Nếu có đa đảng, anh chỉ cần nghe họ tranh luận là đủ biết ý kiến của các nhóm Dân, không còn phải thao thức như thế này nữa.
Trong tình hình hiên nay, khi còn phải chờ đợi, nếu muốn nghe “sự thật những suy nghĩ của Dân” ,tôi xin đề nghị Anh hãy tổ chức một nhóm nhỏ lối hai mươi người,nhóm người của anh chọn độ mươi người, tôi cũng xin chọn mời lối mươi người, ta sẽ bắt chước Quốc Hội “họp kín” như để nghe tình hình Biển Đông mà không cho Tàu nó biết thêm rách việc.Anh sẽ nghe được những sự thật gốc rễ hơn và từ những sự thật ấy, chúng ta sẽ tìm ra lời giải cho những bài toán của dân nước một cách thật thà, trung chính và nhất là có đạo đức của trách nhiệm và hiệu quả.Như thế sẽ căn cơ hơn, khoa học hơn cũng văn minh hơn, thiết thực và hiệu quả, để chúng ta khỏi cứ mỗi lần họp “đại cử tri”lại cùng nhau bức xúc và than vãn.
Tôi ngồi trong phòng nóng, viết cho anh những lời nóng nảy .Xin Anh thứ lỗi.Kính chúc Anh vạn an. /.     

Nguyễn khắc Mai