Xin giới thiệu bài viết của TS NGuyễn Vi Khải từng là thành viên Ban Cố vấn của Thủ tướng Võ văn Kiệt, góp cái nhìn vào tiến trình Đại Hội XII
Khắc Mai
Đăt vấn đề
-
Thê
giới bước sang Thế kỷ 21 với đặc điểm là chuyển động “khó lường” “đa chiều”
‘phức tạp” ( không đơn tuyến 2 phe 2 chủ nghĩa như Thế kỷ 20.)Sự đa chiều được
nhìn nhận toàn diện hơn của 6 hình thức vận động ( 5 hình thức vận động kinh
điển + hình thức vận động mới đang được khảo cứu – hình thức vận động của đời
sống Tâm linh)
-
Đại
hội 12 của ĐCSVN diễn ra trong bối cảnh ấy nhận định như thế nào về tình hình
này. Đặc biêt, đánh giá tình hình trong nước có “quá lời” về thành tựu, “kiệm
lời” về “hạn chế thiếu sót” – bệnh vốn có của nhiều Đại hội các ngành các cấp -
bệnh thành tích không phải của riêng ngành giáo dục...”
-
Phác
thảo này không tiếp cận văn bản theo PP truyền thống – mà chon một số nội dung
chính của Đại hội cùng bàn luận theo cách nhìn của triết lý phát triển. – Đại
hội 12 trong chuỗi Đại hội của ĐCSVN đầu Thế kỷ 21.
I.
Đặc điểm tình hình
1. Sự
biến động về chính trị
-
Sự
giao thoa 2 thiên niên kỷ 2 thế kỷ ngẫu nhiên chứng kiến sự chuyên biến mạnh mẽ
về mọi mặt trên hành tinh. Trước hết là những biến động về chính trị. Xuất hiện
tình huông các quốc gia dân tộc mạnh mẽ ly khai khỏi các khối cộng đồng truyền
thống (XHCN) sang các khối cộng đồng “phi truyền thống”
-
Thay
vì chiến tranh lạnh giữa 2 hệ thống 2 phe là các khối hợp tác để phát triển (NaFTA,
EU, BRICS – ASEAN + 5, MERCOSUR, APEC
(Asia-Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương, OPEC (Organization of the Petroleum Exporting
Countries): Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa...
-
Các
nước thành viên của Liên minh châu Âu là 28 nước có chủ quyềnđã
gia nhập Liên minh châu Âu (EU) từ khi Liên minh này bắt đầu trên thực tế từ năm 1951 dưới tên Cộng đồng Than
Thép châu Âu (ECSC). Từ 6 nước bên trong ban đầu, đã có 6 lần mở rộng liên tiếp, trong đó đợt mở
rộng lớn nhất diễn ra ngày 1.5.2004, khi 10 nước được gia nhập. Hiện nay Liên
minh châu Âu gồm có 21 nước cộng hòa, 6 vương quốc và 1 đại công quốc.
- Sự “thăng hoa” về văn hóa chính trị “ngoài Phương Đông” trong quá trình lựa chọn nguyên thủ quốc gia là một hiện tượng nói lên tâm lý “vượt qua” “Tôn trọng khác biệt” – nhất là khác biệt chính kiến,khác biệt ý thức hệ, khác biệt hệ thống chính trị, khác biệt chủng tộc... để hợp tác, tồn tại phát triển : Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozylà một người gốc Hungary, mẹ mang hai dòng máu Pháp và Do Thái, Tổng thông Mỹ Barack Obama là một người da màu gốc Phi, nữ Thủ tướng CHLB Đức A.Merkel là đoàn viên Đoàn Thanh niên Tự do Đức. là uỷ viên quận đoàn và bí thư chuyên trách dân vận và tuyên truyền tại Viện Hàn lâm Khoa học (viện nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của Cộng hoà Dân chủ Đức.)... Sự “tôn trọng” hoặc “vựơt qua” khác biệt đã tạo ra các hợp tác song phương, đa phương điển hình là hình thành các khối ASEAN, khối BRICS, gần đây là quan hệ song phương giữa các quốc gia có 2 thể chế chính trị khác nhau hoàn toàn : Bình thường hóa quan hệ VN - Mỹ (20 năm), Cu-ba – Mỹ đã đặt quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ...
-
Trung
Quốc là một quốc gia dung hợp 2 thể chế
chính trị khác biệt phát triển mạnh mẽ. Những năm cuối cùng của TK20 chứng kiến
sự trở về của Hông-Kông “nguyên đai nguyên kiện” với chủ thuyết nổi tiếng của
Đặng Tiểu Bình “Nhất quốc lưỡng chế”. Mô hình kinh tế của Hồng Kông đã được vận
dụng ở nhiều nới của Trung hoa lục địa... Hoạt động gần đấy của TQ với chủ
quyền của các nước láng giềng trở thành Hiện thực việc vẽ lại bản đồ Thế giới.
Với tiềm lực kinh tế thứ 2 TG ( GDP hơn 10.000 tỷ USD)
-
Dân
chủ hóa là một xu thế mạnh mẽ đã khơi dạy vai trò chủ nhân ông đất nước tại
nhiều quóc gia nơi nào độc đoán chuyên quyền thi hành chính sách đàn áp bắt bớ
bóp nghẹt tự do...thì sẽ bị trả giá ( châu Á có Myama, Châu Phi có hàng loạt
các nướ xi ri Ly bi
-
Bình
đẳng xã hội là thước đo phát triển + tiến bộ của nhân loại chứng kiến sự thực
về vai trò của phụ nữ . Nhiều nguyên thủ quốc gia, chính trị gia là phụ nữ đã
đảm nhận xuất sắc được thế giới ca ngợi ; thủ tướng CHLB Đức Angelo MecKen, Nữ
thủ tướng Thái Lan, Tổng thống hàn Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hylari
Cliton...
- Sự xuất hiện của các “siêu nhóm lợi ích” “siêu tập đoàn”...dưới danh nghĩa “nhà nước tự sưng IS” ( công khai) và “dân tộc chủ nghĩa bành trướng” (không công khai) manh động, khủng bố, đe dọa xâm chiếm lãnh thổ, vùng biển, vùng trời, hiện tượng cưc đoan trong quan hệ quốc tế trái ngược với xu thế hòa bình hợp tác gây căng thẳng cho khu vực và thế giới.
2. Sự
chuyển đổi mạnh mẽ về kinh tế trong xu thế phát triển Kinh tế tri thức
&toàn cầu hóa
-
Hai
công cụ lao động quan trọng nhất là bộ óc con người và mạng thông tin toàn cầu.
Ai cũng có, cũng có thể sử dụng, nhưng cơ hội không như nhau, thành công hay
thất bại tùy thuộc vào năng lực từng người.
-
Tài sản vô hình tăng nhanh hơn nhiều so
với tài sản hữu hình. Tính chung cho các nước phát triển: trước năm 1985
công nghệ thông tin và công nghệ cao chưa phát triển, tài sản vô hình chiếm tỷ
lệ rất thấp và tăng trưởng chậm, đến 1985 chỉ chiếm khoảng 20% GDP. Sau
đó trong 10 năm tăng 12%, đến năm 1995 đạt khoảng 32% (đó là thời
kỳ máy tính cá nhân phát triển mạnh). 10 năm tiếp theo tỷ lệ này tăng 23%, năm
2005 đạt khoảng 55% (thời kỳ internet phủ khắp toàn cầu); từ năm 2005 đến 2011
dao động ở mức 55-57%. Dự báo năm 2020 sẽ là 70%.
-
Nền
kinh tế tri thức có những đặc trưng cơ bản như: 1.Tri thức đã trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp, là vốn;
2. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa
ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, đặc
biệt là công nghệ cao; 3. Cơ cấu lao động trong kinh tế
tri thức có những biến đổi như Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao (70-90%),
nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở
thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. ở đỉnh cao của nó, xã hội của nền
kinh tế tri thức sẽ trở thành xã hội học tập; 4. Trong nền kinh tế tri thức,
quyền sở hữu đối với tri thức trở nên quan trọng; 5. Mọi hoạt động của kinh tế
tri thức đều liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa.[2]
-
Trên
thế giới hiện nay, ở các nước thuộc Tổ chức OECD, các ngành kinh tế tri thức đã
đóng góp trên 50% GDP (Mỹ 55,3%, Nhật Bản 53%, Canađa 51%…). Nhiều nền
kinh tế công nghiệp mới và các nước đang phát triển cũng đang hướng mạnh
vào kinh tế tri thức, tập trung nỗ lực để phát triển nhanh một số ngành kinh tế
tri thức, như công nghệ thông tin, Internet, thương mại điện tử, công nghệ phần
mềm…
-
Ngay
từ Đại hội lần thứ IX (2001), Đảng đã xác định: "KTTT có vai trò ngày càng
nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất" và xác định
"từng bước phát triển KTTT". Đến Đại hội lần thứ X (2006), Đảng tiếp
tục nhấn mạnh "Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với từng bước phát triển KTTT".
3. Vấn
nạn biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ – sóng thần đe dọa an sinh xã hội nghiêm
trọng, khó lường – xin phân tích ở dịp khác.
KẾT LUẬN
Sự chuyển động của mấy thập niên bắc cầu qua 2 thế kỷ, 2 Thiên niên kỷ
có nhiều dấu ấn tác động mạnh mẽ mang tính toàn cầu – vận
động theo quy luật để tồn tại phát triển. Tính đa dạng không loại trừ nhau mà
cần hợp tác “tôn trọng sự khác biệt, khai thác sự tương đồng” – “cầu đồng
tồn dị”... là mặt tích cực của thời đại -
Xu thế này không chỉ là phương châm đối ngoại mà còn là chính sách đối nội của nhiều quốc gia
để động viên được nhiều nguồn lực trong ngoài nước. Tôn trọng sự khác biệt bằng
hành động thực tế cùng ĐỐI THOẠI LÀ SỰ KHÔN NGOAN NHẤT CỦA GIỚI CẦM QUYÊN.Đây có
lẽ là bài học thành công của các Đảng cầm quyền. Có thể cũng là điều cần tham
khảo với VN. ( Các Bài học của các Đại hôi Đảng không thấy
nội dung này)
II.
Việt Nam qua 3 Đại hội đầu Thế kỷ 21 Từ Văn
kiện đến Văn kiện
1.
Khái
quát
-
Từ năm 2001 đến năm 2015
ĐCSVN đã tổ chức 3 đại hôi (IX, X, XI) Đại hôi này diễn ra sau 15 năm Đổi mới .
Có thể nói sau 15 năm đổi mới tuy có đạt được một số thành tựu là thoát ra khỏi
cuộc khủng hoảng trầm trọng. Đất nước có nhiều cơ hội để cất cánh trở thành những
“con rồng mới”. Nhưng kỳ vọng đó bị rơi tự do suốt nhiều năm . Điều này được chứng
minh là sau 30 năm đổi mới , VN vẫn chỉ là nước có thu nhập trung bình thấp –
dưới 2000 USD/ người. Với thời gian 30
năm : Bốn con rồng châu Á ( Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan ) đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990. – Trường hợp
Singapore : Trong vòng 25 năm (1966 – 1991), tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp
8,9%, năm 1994 mức tăng trưởng đạt 10,2%, thu nhập bình quân tính
theo đầu người là 18.025 USD.Điều đáng lưu ý là điểm xuất phát của các nước
này cũng tương đồng” như VN :
-
Năm 1960, GDP (thực tế) của
Hàn Quốc mới chỉ là 87 USD/người, Đài Loan 170 USD/người, Singapore 427 USD/người,
Hongkong 1631 USD/người. Lúc đó tất cả đều không khác mấy những làng quê nghèo,
nóng lạnh vì những vấn đề chính trị độc đoán và Singapore thì liên tục chao đảo
vì những cuộc bạo loạn sắc tộc đẫm máu. Sau gần hai thập niên, GDP của
Singapore năm 1985 là 10.811 USD/người, Hàn Quốc năm 1988 là 8.934 USD/người,
Đài Loan năm 1987 là 9.992 USD/người, Hongkong năm 1990 là 9.896 USD/người.
Nghĩa là đã vượt qua ngưỡng bị coi là nước nghèo (960 USD/người theo tiêu chuẩn
của Liên hợp quốc, hoặc 875 USD/người theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới).
Không rơi vào cái bẫy của sự phát triển và dừng lại ở đó, các nước này tiếp tục
phát triển và trở thành các nước công nghiệp mới (NICs/NIEs). Đến năm 2005, GDP
(tính theo PPP) của Hàn Quốc đã là 22.029 USD/người, Hongkong là 34.833 USD/người,
Singapore là 29.663 USD/người. GDP của Đài Loan năm 2001 là 19.200 USD/người.
2.
Một
số văn đề đáng suy ngẫm, bình luận qua Văn kiện.
-
Đánh giá tình hình vẫn là
những nhận định chung chung “diễn biến phức tạp, khó lường”... làm gì có tình
hình đơn giản dễ dãi. Văn kiện Đại hội IX (trang 66) ĐH X (trang 184), ĐH XI
(trang 9 +10) cũng đã nói y như vậy. Vấn đề là các xu hướng đó diễn ra do
nguyên nhân khách quan chủ quan ra sao và dự báo các kịc bản khả năng quyết của
cộng đồng thế nào?
-
Thàng tựu vẫn nhận định
là đạt được thành quả quan trọng
...30 năm đổi mới ...đạt được những
thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử (trang 6) - đáng lẽ ra phải nói là còn khiêm tốn, chưa xứng
với tiềm năng và mục tiêu đề ra...). Bởi vì nhận định trang 4 nói rõ : “Đổi mới
chưa đồng bộ...nhiều chỉ tiêu trong mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản thành nước CN
theo hướng hiện đại không đạt được.( Bệnh
thành tích - nói dối ? Các Đại hội trước cũng nói y hệt như vậy). Điều này mâu
thuẫn với nhận định về các nguy cơ vẫn tiếp tục tồn tại suốt nhiều năm ?
-
Về các mục tiêu từ Đại hội
IX nêu lên cụm từ “dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng , dân chủ, văn minh” điều mới
là thêm từ “dân chủ” đến Đại hội XI
điều mới là đưa từ “dân chủ” lên trên
: “dân giầu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng văn minh. Đồng thời thêm từ “sớm” trước cụm từ “đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển” – Kỹ sảo nhảy múa của ngôn từ ?
-
Về 4 nguy cơ : “Bôn nguy
cơ mà Đảng ta đã chỉ ra tiếp tục tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về
kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới...”. ( giưa trang 8 của
VK 12). Có lẽ đây là điều nói thật hiếm hoi. Các nguy cơ này đã được phát hiện
từ Hội nghị TW giữa nhiệm kỳ từ ngày 20
đến 25-1-1994 : Hội nghị xác định 4 nguy cơ trước mắt là: nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; nạn tham nhũng và các tệ
nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực
thù địch ...Như vậy tính đến nay là hơn 20 năm, các nguy cơ này “sống giai, sống lâu” hơn các Hiến
pháp của chúng ta (vòng đời trung bình của HP chỉ có 10 – 12 năm ). Vấn đề là
nguyên nhân gì mà 4 nguy cơ vẫn tồn tại qua 4 kỳ Đại hội – chả lẽ dân ta “sống
chung với lũ” và nay lại sống chung với
nguy cơ ? Chắc 4 nguy cơ còn tồn tại lâu
như “tham nhũng vẫn ổn định” - Dân Việt Nam thật dũng cảm nhất Thế giới.Rõ ràng
là 4 Đại hôi bất lực trước 4 nguy cơ...
chứng tỏ sức chiến đấu của 4 triệu dảng viên, của 200 UVTW & cả HTCT có vấn
đề. Tụt hậu, tụt hậu ngày càng xa...đến bao giờ ?
-
Nội dung về các thành phần
kinh tế trong phát triển : “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo , kinh tế tư
nhân là một động lực quan trọng” (tr. 15). Điều này đã nói 10 năm trước đây ở Đại hội X( Văn kiện ĐH X tr. 83)
-
Về hạn chế yếu kém 3
trang 53, 54, 55 (VK12) Liệt kê 9 điều . Với 9 yếu kém này mà đến nay văn còn
nói “thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”.
.. Không co logic nào chấp nhận được. Chưa kể những Yếu kém nói còn nhẹ
nhàng “êm ái”. Đồng thời 3 nguyên nhân ở trang 56 lại rất chung chung có thể nói ở thời điểm
trước đây 10, 15 năm cũng không sai :Dòng đầu tiên cho thấy : “KInh tế vĩ mô ổn
định chưa vững chắc”( có lẽ cách diễn đạt kém không có ý vòng vo ? ). Thực chất
là tụt hậu Không ổn định - .Trong 3 yếu kém đầu tiên (tr.53) không dưới 10 chữ
“chưa” rất “khiêm tốn” nhẹ nhàng... Không
bắt đúng mức độ trầm trọng của bệnh thì không thể có phác đồ điều trị đúng,
không cứu chữa được.
III.
Kết
luận & Kiến nghị : Văn kiện ĐH 12 này không
đạt yêu cầu của tình hình mới & yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh
Thế giới chuyển đổi nhanh, có quy luật
mang tính phổ biến của nhân loại – chúng ta nhấn mạnh cái đặc thù ở mức cực
đoan – tự nhận là “sáng tạo, chưa có tiền lệ’” đi vào con đường thấy “ngày càng
sáng tỏ hơn” (VK ĐH X tr. 17).
Kiến nghị
: Viết lại với tư duy : Nhìn thẳng vào sự
thật, nói rõ sự thật. Không dấu dốt, dũng cảm nhận sai lầm như Đại hội VI thì mới
có thể thoát khỏi 4 nguy cơ.
Lưu ý : Nhưng x nguy cơ mới
là gì ? Đây là điều cần được dự báo ở tầm vĩ mô. Thực tế cho thấy có 3 nguy cơ
mới mà Việt Nam đang phải “đon đầu”
-
Thứ nhất : Trên bình diện đối nội - Nguy cơ
về một nền kinh tế phụ thuộc khá rõ ( sẽ có dịp phân tích sâu hơn).
-
Thứ hai : Trên bình diện đối ngoại - Nguy cơ về sự
đe dọa anh ninh biển đảo, biên giới + vùng trời vùng biển ... đang là sự thực –
buộc phải có chính sách đối ngoại sáng suốt...
-
Thứ ba : Trên bình diện văn hóa xã hội - Nguy cơ về sự lai căng - đứt đoạn văn hóa...
Không ít giá trị văn hóa bị “xô lệch” + sự băng hoại về đạo đức + niềm tin bị
sói mòn...đáng báo động. Mất niềm tin, mất văn hóa là mất hết, khôi phục lại một
nền kinh tế là không dễ - vài thập kỷ. Nhưng với văn hóa và niềm tin thì phải mất
vài thế hệ & khó lường.
Nên
nhớ Hiện nay Lòng tin của Dân với Đảng đang giảm sút. Dân chủ của Dân bị vi phạm
nghiêm trọng.Văn kiện Đại hội cần công khai, đúng tinh thần Dựa vào Dân, lắng
nghe Dân nói, chịu sự giám sát của Dân...Không thể coi thường Dân như thực tế vừa
qua. Không thiếu dẫn chứng về chính sách, luật pháp, ngôn từ, hành động ... coi
thường Dân trong mấy năm qua. Cũng Nên nhớ “mất Dân là mất tất cả, Dân mất quyền
thì Nước cũng mất. ( VK ĐH luôn ghi dấu MẬT – Dân hết chỗ nói rồi). Hơn 30 năm
nói “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” nhưng chưa được gì đáng kể... sẽ có
dịp chứng minh. Trước hết hãy đổi mới ngay cách tổ chức Đại hội – Từ khâu biên
soạn văn kiện đến giới thiệu nhân sự cần
công khai để :
“Dân biết
rõ ràng, Dân bàn thực sự, Dân tự kiểm tra, DÂN LÀ TẤT CẢ”
Hà
Nội 25 -7 – 2015.
(TL phục vụ sinh hoạt nội bộ DĐ – NVK)
Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt biết dùng Ban Cố Vấn,biết trọng nhân tài.Tiếc quá !-Vận nước chưa thông (lúc đó).Nếu như Thủ Tướng Võ Văn Kiệt mà ở vào vị trí Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (bây giờ) thì hết sẫy.
Trả lờiXóa