1- Văn kiện trình ra Đại hội, lẽ
ra phải là tài liệu quan trọng bậc nhất,
tập trung được trí tuệ, nêu ra những vấn đề lớn có ý kiến khác nhau, để Đại hội
thảo luân và quyết định. Trong thực tế không phải như vậy. Dự thảo sau đó là
Văn kiện chính thức chủ yếu vẫn là sản phẩm tư duy của một sô áp đặt lên tập thể.
Dự thảo
lần này chủ yêu vẫn là việc sắp xếp những khẩu hiệu và sáo ngữ từ văn kiện trước
đó. Trong đại hội cơ sở và cấp huyện, thái độ thờ ơ của đảng viên, đại biểu và
nhân dân rất rõ.
Không
nên quan trong hóa quá mức Dự thảo với một số thay đổi chi tiết, mà nên tập
trung phân tích tình hình hiện nay thể hiện qua việc này.
2- Đại
hội XII dự kiến sẽ có báo cáo chính trị, báo cáo kinh tế-xã hội và báo cáo thực
hiện nghị quyết 4 khóa XI (báo cáo này chỉ trình ra đại hội toàn quốc, không
đưa xuống cấp dưới). Không có báo cáo xây dựng đảng, không bổ sung sửa đổi Điều
lệ.
Dự thảo
có một sô điểm khác Báo cáo ĐHXI (gọi tắt là báo cáo cũ) về tiêu đề và cấu
trúc.
2-1 Tiêu
đề thêm hai ý dân chủ và bảo vệ Tổ Quốc,
và lùi lại thời gian cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiêp hóa, hiện đại hóa.
2-2 Cấu
trúc chương mục.
Dự thảo
có 15 chương mục, tương đương với những nội dung được trình bày trong 8/9
chương mục báo cáo cũ, do việc tách các nội dung được lồng ghép trong báo cáo
cũ thành nhiều chương mục mới. Cụ thể là
Mục
IV cũ nói gộp thể chế và cơ cấu kinh tế, nay tách riêng hai nội dung này thành
2 mục mới III và IV.
Mục V
cũ nói gộp chung các vấn đề văn hóa- xã hội, nay tách thành 5 mục mới là V
(giáo dục) VI (khoa học công nghê) VII (văn hóa) VIII (xã hội) IX (tài nguyên
môi trường).
Mục
VI cũ nói gộp an ninh quốc phòng và đối ngoại, nay tách thành 2 mục mới là X
(quốc phòng, an ninh) và XI (đối ngoại)
Mục
VII cũ nói gộp vấn đề dân chủ và đoàn kết dân tộc, nay tách thành 2 mục XII
(đoàn kết dân tộc), XIII (dân chủ)
Các mục
VIII cũ (xây dựng nhà nước), mục IX cũ (xây dựng đảng) tương đương với các mục XIV,
XV mới.
Chống
tham nhũng trước đây đề cập trong mục xây dựng nhà nước nay chuyển sang mục xây
dựng đảng.
Sau
khi trình bày hết 15 chương mục, Dự thảo có một đoạn tách riêng, nói về Sáu nhiệm
vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ đại hội XII.
2-3.Sơ
lược về nội dungcác chương mục
Khác
với báo caó cũ, trong Dự thảo, mỗi chương mục đều có phần tình hình ( nói tình hình và đánh giá ưu khuyết điểm)
sau đó mới nói đến phương hướng, nhiệm vụ trong từng lĩnh vực. Cách trình bày này nêu được
và đúng nhiều vấn đề chi tiết về tình tình và ưu khuyết điểm, nhưng tản mạn,
trùng lắp, thiếu cái nhìn đánh giá tổng quát đúng đắn, né tránh các khuyết điểm
cơ bản và nguyên nhân của nó.
3- Sơ bộ vài nhân xét chung.
3-1.
Trước sức ép của thực tiễn và dư luận tiến bộ, báo cáo có 1 số tiến bộ nhất định: i) Khung tư duy,
ii) Nôi dung chi tiết, như thừa nhận một số khuyết điểm hiển nhiên, đưa ra được
bài học “đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết”, nhắc lại quan điểm “dân là
gốc”... Một số điểm khác thực chất chỉ là
cách diễn đạt kín kẽ hơn nội dung cũ (ví dụ cách diễn đạt về mục tiêu, về chủ
nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh)
3-2.
Toàn bộ báo cáo nhìn chung bị chi phối nặng bởi 3 yếu tố: i) Tư duy bảo thủ, cũ
kỹ, cạn kiệt ý tưởng ii) Không dám nhìn thẳng vào sự thật, không nói lên được sự
thật, iii) Thiếu tự tin.
Điểm
thứ iii) rất nổi trong Dự thảo, thể hiện ở chỗ nhấn manh quá mức và nhiều lần những “khó khăn khách quan”, “tình hình phức tạp
khó lường”” nhiệm vụ mới mẻ, chưa có tiền lệ, hậu quả của các khóa trươc đẻ lại”....
Luận
điểm về bốn nguy cơ, trước đây đã có những nội dung không chuẩn, nay càng trở
nên không phù hợp với thực tế mới, vẫn
được nhai lại, được diễn giải lệch lạc hơn, nhất là về nguy cơ chệch hướng và
suy thoái. Một số nguy cơ đã thành hiện thực (tụt hậu, tham nhũng), một số nguy
cơ mới xuất hiện không được đề cập (độc lập và chủ quyền quốc gia bị đe dọa
nghiêm trọng, sự lạc hậu về tư duy và chính sách...).
3-3. Tư
duy chiết trung xuyên suốt toàn bộ Dự thảo, trong từng đoạn văn, từng ý quan trọng.
Mô thức diễn đạt nước đôi rất phổ biến (mẫu câu “vừa thế này... vừa thế khác”,
“đi đôi”, “đồng thời” rất phổ biến). Cách viết này thỏa mãn yêu cầu lồng vào
nhau những ý kiến không thống nhất, nhưng làm mất chuẩn nhận thức và hành động.
3- 4.
Báo cáo nặng nêu ra những yêu cầu, những điều muốn có (nhiều khi thiếu căn cứ
thực tiễn), nhắc lại những khẩu hiệu, những sáo ngữ, nêu lại những giải pháp
cũ. Không đưa ra được các giải pháp mới.
3-5. Dự
thảo nặng văn phong nói, nhiều ý mâu thuẫn, nhiều đoạn trùng lặp, không chặt chẽ,
lỗi ngữ pháp khá nhiều.
Xét
trên mọi phương diện, văn kiện chất lượng Dự thảo là thấp, thấp xa so với kỳ vọng
của đảng viên và nhân dân, yêu cầu của tình hình, thấp cả so với các văn kiện
cũ.
Một số ý kiến về Đảng và xây dựng
đảng
trong Dự thảo
Mục
XV về Đảng và xây dựng đảng chiếm khối lượng lớn nhất trong Dự thảo, 20/82
trang, gần gấp đôi báo cáo cũ (gần 1/4
và gần 1/7). Nếu kể cả những nội dung về Đảng và xây dựng đảng đề cập rải rác
trong các đoạn khác thì nội dung này chiếm khoảng 1/3 toan bộ khối lượng.
Dự thảo
nhìn chung chất lượng thấp, nhưng phần này lại là phần yếu nhất. Điều này phản ảnh khá đúng chất lượng thực của lãnh đạo Đảng hiện
nay. Đây thực sự là cản trở lớn nhất vào thời điểm hiện nay đối với sự phát triển
của đất nước.
Dù Dự
thảo còn gượng nhẹ, né tránh, nhưng nếu khái quát những yếu kém “cục bộ” đã được
chính Dự thảo thừa nhận, thì kết luận khách quan là, chúng ta đã không thành
công trên hầu hết những mặt cơ bản, ít nhất là trong khoảng 15 năm qua (kinh tế
tụt hậu xa hơn, giầu nghèo cách biệt hơn, giáo dục, văn hóa đứng trước hàng loạt
vấn đề rất nghiêm trọng hơn, mâu thuẫn và xung đột xã hội tăng lên, quốc phòng
và an ninh bị đe dọa trực tiếp hơn, đảng suy thoái mạnh hơn - càng gỡ càng
không tìm được lối ra có hiệu quả, uy tín và vai trò lãnh đạo suy giảm nghiêm
trọng). Kể ra những “cố gắng” “những việc đã làm” ‘những kết quả cục bộ” để khẳng
định rằng, ba mươi năm qua đã “đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch
sử “ (tr.8, báo cáo tô đậm), rằng “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước
ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử “
(tr.9) , rằng “ Đảng ta giữ vững được bản chất chính trị, bản chất cách mạng và
khoa học, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên
định đường lối đổi mới. Đảng ta xừng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hôi” (tr.78), đều là những kết luận “nói lấy được”, không đúng thực tế và mâu
thuẫn với chính Dự thảo.
Một
sô điểm quan trọng mà Đảng vẫn tiếp tục kiên định, xem đây là nguyên nhân thắng
lợi (tr 10), là trái với thực tế và lý luận.
* Về kiên
trì chủ nghĩa Mác- Lê nin. Tuy Dự thảo không nhắc lại đầy đủ câu viết trong Điều
lệ (như báo cáo cũ): “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”, để tìm một cách diễn đạt mềm
mỏng hơn “kiên định chủ nghĩa Mác- Lê nin” “vận dụng sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác- Lê nin”, tuy rằng trên thực tế thì chủ nghĩa M-L theo “lý luận của Đảng”
ngày càng không có nội dung, bị ban lãnh
đạo sử dụng tùy tiện)
*Về định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hai mục
tiêu này vốn được gắn với nhau từ trên sáu mươi năm nay, bây giờ tiếp tục gắn với
nhau thì không khỏi khiên cưỡng, khi CNXH đã mất nội hàm và mô hình cụ thể (cái
gọi là mười đặc trưng thật ra chỉ là sản phẩm tư biện, không có cơ sở thực tiễn).
CNXH được lãnh đạo Đảng như một “vòng kim cô” trói buộc mọi ý tưởng đổi mới
kinh tế. nhất là đổi mới chính trị.
* Về
“thế lực thù địch”” nguy cơ diễn biến hòa bình” “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” và
vấn đề suy thoái trong Đảng. Đây là một chùm các vấn đề qua nhiều thời kỳ đại hội
đảng được trình bày càng thêm mơ hồ, lại thường được dùng như “con ngáo ộp” dọa
dẫm người yếu bóng vía trong nội bộ và những người không tán thành các quan điểm
sai lầm.
- Nếu như trước đây, thế lực thù địch được kèm
theo phụ đề trong và ngoài nước, nay bỏ đi phụ đề này, phải chăng là không dám
chỉ đích danh kẻ thù ngoài nước đang tồn tại đích thực đối với nền độc lập, đồng
thời tập trung đối phó với thế lực thù địch trong nước?
- Thuật
ngũ “diễn biến hòa bình” do người Trung Hoa sáng tạo (nay cũng đã không sử dụng).
được Tổng cục II tải vào Việt Nam
(trong tài liệu do họ dich và đem phổ biến dịp Đại hội VII), vốn đã hồ đồ, nay
vẫn được Dự thảo tiếp tục sử dụng nhiều chỗ nhiều nơi.
- Vấn
đề suy thoái trong Đảng. Dự thảo tiếp tục xếp chung vào cái rọ suy thoái một rọ
suy thoái những người giữ vững phẩm chất đạo đức, vì dân vì nước, kiên trì phê
phán những chủ trương, chính sách lạc hâu, yêu cầu đổi mới toàn diện (mà bị gọi
là suy thoái chính trị, tư tưởng) với bọn suy thoái về đạo đức, lối sống, tham
nhũng, quan liêu, phản dân, hại nước. Quan điểm trên khiến đấu tranh chống suy
thoái mất chuẩn, mất tuyến, mất đối tượng và động lực.
Về Đảng
và dân chủ trong Đảng. Công tac tổ chức cán bộ của Đảng.
Tình
trạng mất dân chủ trong Đảng không được đề cập. Dự thảo nêu rất mờ nhạt yêu cầu
dân chủ hóa các mặt hoạt động của Đảng, không xem dân chủ hóa là một biện pháp
quan trọng chống suy thoái trong Đảng. Hầu như không có điều gì mới trong các quy
định, nhất là việc về quyền dân chủ của đảng viên.
Trong
khi nhắc lại hầu hết các khuyết điểm lâu nay không khắc phục được trong công
tác bộ trong, Dự thảo tiếp tục khẳng định nguyên tắc “Đảng thống nhất lãnh đạo
công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ...”. tức là tiếp tục đặt công tác cán
bộ trong vòng khống chế chặt hơn của một nhúm người, gạt ra ngoài vai trò của đảng
viên và nhân dân. Quy chế mới đây về công tác nhân sự đại hội lại càng hạn chế
quyền dân chủ bầu cử đến mức vi phạm Điều lệ Đảng.
Về
quyền làm chủ của nhân dân và quan hệ Đảng- Dân. Dự thảo nêu lại các quan điểm
đã ghi trong Cương lĩnh, Điều lệ, nhắc lại quan điểm “dân là gốc”, thêm một sô
ý về quyền con người. Nhưng khi đề cập các biện pháp cụ thể thì hầu như chỉ hô lại
các khẩu hiệu chung chung, không có ý gì mới. Các vấn đề như quyền tự do ngôn
luận, lập hội, xã hội dân sự, trưng cầu dân ý đều bị phớt lờ.
Đánh giá chung
Có thể
nói, Dự thảo được chuẩn bị bởi những thê lực bảo thủ trong Đảng, không những
không có tiến bộ gì thực chất mà còn có điểm thụt lùi so với trước. Thực tế cuộc
sống và những kiến nghị tâm huyết của cán bộ, đảng viên và nhân dân những năm
qua...không hề được tiếp thu và phản ảnh trong Dự thảo. Thế lực bảo thủ chi phối
việc Dự thảo văn kiện và có tham vọng chi phối việc chuẩn bị nhân sự trung ương
(họ đã chi phối được việc nhân sự các cấp dưới). Tuy vậy xét thực chất, thế lực
này không mạnh, đã cạn kiệt nguồn ý tưởng, đang ở thế bất lực, bị động, thậm
chí bất lực, mất tinh thần. Giai đoạn tới cuộc đấu tranh giữa các thế lực sẽ có
thể diễn biến gay go hơn, quyết liệt hơn, công khai hơn. Không loại trù một sô
hành vi cực đoan đối vơi nhau và đối với những người khác chính kiến (bị đe dọa
trong 2 đoạn của Dự thảo).
Kiến nghị.
- Dự
thảo là để đưa xuống thảo luận ở đại hội đảng từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Liệu Dự
thảo chính thức trình ra Trung ương có thay đổi gì không? Đây là vấn đề sẽ được
Hội nghị TW tháng 10 quyết định. Với tình hình như hiện nay, thì triển vọng
không có gì sáng sủa. Tuy nhiên cũng không hẳn là hoàn toàn mất hy vọng, những
chuyển biến nhất định trong nước và trong khu vực, trên thế giới, nhất là cuộc
đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ, có thể tạo ra những “cú hích” mới. Vì vậy,
Viện và Diễn đàn không bi quan, tham gia theo tinh thần “còn nước còn tát”
trong Tháng Chín tới.
- Nội
dung cơ bản không phải là tham gia ý kiến chi tiết, câu chữ. Mà là cảnh báo với
lãnh đạo, toàn Đảng, toàn dân rằng, nếu Dự thảo này được thông qua, thì là một
cản trở lớn trong bước đường phát triển thời gian tới.
- Đòi
hỏi phải vượt qua những luận điểm cũ kỹ của Cương lĩnh. Đây cũng không phải là
việc không thể làm. Trong quá khứ, Đảng đã nhiều lần làm việc này.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa